Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?

Tôi muốn hỏi hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á như thế nào? - câu hỏi của chị Đ.P.T.H.T (Bến Tre)

Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ phương pháp tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á và bảng đánh giá tình trạng BMI theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người Châu Á như sau:

Chiều cao đứng: được đo bằng thước. Người được đo đứng thẳng trong tư thế thoải mái, mắt nhìn về phía trước, hai gót chân sát nhau chụm lại thành hình chữ V, đo một đường thẳng từ đỉnh đầu đến gót chân. Kết quả tính bằng đơn vị mét và sai số không quá 0,1 cm.

Trọng lượng cơ thể: Cân nặng: Người được đo mặc quần áo mỏng nhẹ, bỏ guốc dép và đứng lên cân theo đúng vị trí, chỉ số trên màn hình sẽ báo trọng lượng cơ thể. Đo trọng lượng cơ thể chính xác đến 0,1 kg. Đơn vị biểu thị trọng lượng: kg.

BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/Chiều cao* chiều cao

Ví dụ: Cân nặng: 58kg, chiều cao: 1.58m

Thì chỉ số BMI như sau: 58/(1.58*1.58) = 23.2 => thừa cân

Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho người Châu Á

BMI (kg/m2)

Phân loại

< 18,5

Thiếu cân

18,5 - 22,9

Bình thường

23-24,9

Thừa cân

25 - 29,9

Béo phì độ I

≥ 30

Béo phì độ II

Như vậy, chỉ số BMI từ 18,5 - 22,9 là bình thường.

Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?

Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?

Vòng bụng của nữ bao nhiêu cm thì béo phì?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ như sau:

Vòng bụng
Dụng cụ sử dụng thước dây chia vạch do Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn của Cục đo lường Việt Nam.
Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng hai chân, hai bàn chân cách nhau 10cm, trọng lượng cơ thể đều trên hai chân, bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân thở đều đặn, đo lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ.
Vòng bụng: được đo ngang qua đường giữa bờ trên xương chậu và bờ dưới xương sườn cuối cùng. Sai số không quá 0,1 cm. Kết quả tính bằng centi mét (cm).
Đánh giá kết quả: béo phì dạng nam (béo phì phần trên cơ thể, béo phì kiểu bụng, béo phì hình quả táo, béo phì trung tâm) khi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam và ≥80 cm ở nữ. (Theo Bộ Y tế và Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam).

Theo hướng dẫn trên, vòng bụng >= 80cm ở nữ sẽ béo phì

Cách đo:

Bệnh nhân đứng thẳng hai chân, hai bàn chân cách nhau 10cm, trọng lượng cơ thể đều trên hai chân, bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân thở đều đặn, đo lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ.

Vòng bụng: được đo ngang qua đường giữa bờ trên xương chậu và bờ dưới xương sườn cuối cùng. Sai số không quá 0,1 cm. Kết quả tính bằng centi mét (cm).

Bảng năng lượng kcalo tiêu thụ được sau 30 phút tập thể dục như thế nào?

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ bảng năng lượng kcalo tiêu thụ được sau 30 phút tập thể dục như sau:

Cân nặng (kg)

50

60

70

80

90

100

Hoạt động trong phòng tập







Aerobic: trung bình

149

177

206

234

263

291

Đạp xe: 16 km/h

163

195

226

258

289

321

Chạy: 10km/h

260

310

360

410

460

510

Máy leo thang: trung bình

158

190

222

253

285

317

Giãn duỗi / yoga Hatha

106

127

148

169

190

211

Đi bộ: bình thường 4km/h

78

93

108

123

138

153

Đi bộ: nhanh 7km/h

149

177

206

234

263

291

Tập tạ: trung bình

79

95

111

127

143

158

Thể thao







Cầu lông

119

143

166

190

214

238

Bi-a

66

79

92

106

119

132

Nhảy

145

174

203

232

261

290

Nhảy dây

264

317

370

422

475

528

Bóng đá

185

222

259

296

333

370

Bơi lội 25 m/phút

123

146

170

193

217

240

Thái cực quyền

106

127

148

169

190

211

Quần vợt

185

222

259

296

333

370

Một số lưu ý trong vận động

- Nhiều người có cuộc sống tĩnh tại, có rất ít kỹ năng hoạt động thể lực và rất khó để thúc đẩy hoạt động của họ. Vì vậy, các đối tượng này được khuyến cáo nên bắt đầu với chế độ vận động. Giảm thời gian tĩnh tại là phương pháp tiếp cận mới nhằm tăng cường hoạt động. Bệnh nhân được khuyến khích tham gia các hoạt động thể lực hàng ngày, ví dụ như nên đi cầu thang bộ hơn là đi thang máy hoặc thang cuốn. Khuyến khích các hoạt động thể lực tại các địa điểm an toàn như: công viên, nhà thi đấu, bể bơi, câu lạc bộ sức khỏe,…

Tuy nhiên, nếu không dễ thực hiện, thì tận dụng khoảng không tại nhà với các thiết bị như: xe đạp tại chỗ hay thảm lăn hoặc các hình thức vận động phù hợp.

- Điều cần thiết là tránh chấn thương khi vận động cường độ cao. Những người béo phì nặng cần bắt đầu với bài tập đơn giản sau đó tăng dần đều. Thầy thuốc phải quyết định chọn bài kiểm tra thể lực nào là cần thiết trước khi chọn một chế độ vận động cho bệnh nhân. Quyết định này nên được dựa vào tuổi tác, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ nổi trội.

- Đối với hầu hết người bệnh nhân béo phì, hoạt động thể lực nên được bắt đầu một cách chậm rãi và tăng dần. Hoạt động khởi đầu có thể là đi bộ hay bơi chậm. Tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh, trọng lượng giảm được, thể trạng,…bệnh nhân có thể được tham gia các hoạt động nặng hơn, ví dụ như: đi bộ- tập thể hình, đi xe đạp, bơi thuyền, chạy, nhảy aerobic, nhảy dây,…

Việc chạy bộ với cường độ cao có thể dẫn đến chấn thương. Các môn thể thao đối kháng, ví dụ như: quần vợt, bóng chuyền,…là hình thức hoạt động thích thú cho nhiều người nhưng phải cẩn thận để tránh chấn thương, đặc biệt ở người già.

- Chế độ điều trị có thể thay đổi nhằm phù hợp với các hình thức khác của hoạt động thể lực, tuy nhiên, đi bộ đặc biệt vẫn được ưa chuộng vì tính an toàn và tính khả thi. Hiệu quả điều trị được nâng lên nếu bệnh nhân không dùng các thức ăn cao năng lượng.

- Bệnh nhân nên nhờ các chuyên gia sức khỏe lên kế hoạch và lập thời khóa biểu mỗi 1 tuần, đồng thời ghi nhận các thông số sức khỏe khi vận động.

Bệnh béo phì
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh béo phì có phải là bệnh mạn tính? Di truyền có phải là nguyên nhân sinh bệnh béo phì hay không?
Pháp luật
Bệnh béo phì nguyên nhân do đâu và có bao nhiêu dạng? Mục tiêu điều trị bệnh béo phì được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tính chỉ số khối cơ thể BMI châu Á? Chỉ số cơ thể BMI bao nhiêu là bình thường?
Pháp luật
Hướng dẫn thực đơn giảm cân như thế nào? Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ vận động giảm cân ra sao?
Pháp luật
Bao nhiêu cân là béo phì? Cách nhận biết béo phì như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến béo phì là gì?
Cách chuẩn đoán bệnh báo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass index) như thế nào?
Cách chuẩn đoán bệnh béo phì dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI- Body mass index) được hướng dẫn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh béo phì
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
19,157 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh béo phì

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh béo phì

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào