Hướng dẫn cách tích hợp Bảo hiểm xã hội vào ứng dụng VNeID? Ai phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Hướng dẫn cách tích hợp Bảo hiểm xã hội vào ứng dụng VNeID?
Để tích hợp Bảo hiểm xã hội vào VNeID công dân cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID bằng số định danh cá nhân (số CCCD gắn chíp) và mật khẩu.
Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”, sau đó chọn “Bảo hiểm xã hội”.
Bước 3: Nhập passcode
Bước 4: Nhập mã số bảo hiểm xã hội và chọn vào “Tôi muốn tích hợp thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội vào tài khoản định danh điện tử”. Sau đó chọn “Gửi yêu cầu”.
Bước 5: Ứng dụng sẽ hiển thị thông báo gửi yêu cầu thành công.
Bước 6: Kiểm tra yêu cầu đã được giải quyết hay chưa bằng cách chọn lại vào mục “Bảo hiểm xã hội”.
Hướng dẫn cách tích hợp Bảo hiểm xã hội vào ứng dụng VNeID? Ai phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Hình từ internet)
Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
...
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
...
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hạn cấp sổ bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?