Hướng dẫn báo cáo giao dịch chuyển tiền từ 400 triệu trở lên theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN ra sao?
Mức giao dịch phải báo cáo với NHNN là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Theo đó, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.
Về việc xác định giao dịch có giá trị lớn thì Luật giao cho cho Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Hiện hành, tại Điều 3 Quyết định 20/2013/QĐ-TTg có quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.
Tuy nhiên, Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg sẽ thay thế Quyết định 20/2013/QĐ-TTg từ ngày 01/12/2023 quy định mức giao dịch lớn phải báo cáo như sau:
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.
Như vậy, hiện tại, mức giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên thì phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 01/12/2023 sẽ thay đổi mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 400.000.000 đồng.
Hướng dẫn báo cáo giao dịch chuyển tiền từ 400 triệu trở lên theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN ra sao? (Hình từ internet)
Hướng dẫn báo cáo giao dịch chuyển tiền từ 400 triệu trở lên theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN ra sao?
Tại Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn báo cáo giao dịch chuyển tiền có giá trị trị lớn như sau:
Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
Theo đó, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN trong trường hợp chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo.
Lưu ý: Nếu khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
Thời gian gửi báo cáo giao dịch lớn là khi nào?
Căn cứ Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Thời hạn báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 của Luật này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
3. Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
Như vậy, đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử;
Và trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?