Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Thỉnh giảng là gì? Điều kiện để làm việc theo hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học là gì?

(1) Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT đến:

- Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học;

- Giảng dạy các chuyên đề;

- Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục;

- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

(2) Tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng trong trường đại học quy định tại Điều 5 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT:

- Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005; Giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

- Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình giáo dục giáo dục đại học và để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.

- Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005 và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm d khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, nhà giáo thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.

- Đối với hoạt động nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

+ Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;

+ Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;

+ Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;

+ Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.

*Lưu ý: Hiện nay Luật Giáo dục 2005 đã hết hiệu lực, khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục 2005 thay thế bằng Điều 67 Luật Giáo dục 2019.

Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có tham gia BHXH bắt buộc không?

Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có tham gia BHXH bắt buộc không? (Hình từ internet)

Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT quy định về hợp đồng thỉnh giảng đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, ở trường hợp này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động, có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự 2005 (nay bị thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015).

Ở trường hợp này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc - không đương nhiên xem là hợp đồng lao động như trường hợp trên - đơn vị giao kết hợp đồng vụ việc không có nội dung như một hợp đồng lao động theo Điều 13 Bộ luật lao động 2019 thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mục đích hoạt động thỉnh giảng theo quy định pháp luật là gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định ban hành kèm Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT:

Mục đích hoạt động thỉnh giảng để:

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.

- Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ

Hợp đồng thỉnh giảng
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
Pháp luật
Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2025? Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng thỉnh giảng
560 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng thỉnh giảng Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng thỉnh giảng Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào