Hợp đồng nhượng quyền thương mại năm 2023 có phải lập thành văn bản hay không? Xử lý tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng hình thức nào?
- Các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại có các quyền gì?
- Các bên tham gia vào hoạt động NQTM có những nghĩa vụ nào?
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại có phải lập thành văn bản hay không?
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng phương thức nào? Phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại được hiểu như thế nào?
Các bên tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại có các quyền gì?
*Về quyền của bên nhượng quyền thương mại
Căn cứ tại Điều 286 Luật Thương mại 2005 có quy định cụ thể như sau:
-Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
+ Nhận tiền nhượng quyền;
+ Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
+ Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
*Về quyền của bên nhận quyền thương mại
Căn cứ tại Điều 288 Luật Thương mại 2005 có quy định cụ thể như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Các bên tham gia vào hoạt động NQTM có những nghĩa vụ nào?
*Về nghĩa vụ của bên nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005 có nêu cụ thể như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền
+ Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại
+ Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền
+ Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền
+ Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
*Về nghĩa vụ của bên nhận quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 có nêu cụ thể như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
+ Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại
+ Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao
+ Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền
+ Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt
+ Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
+ Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại
+ Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại năm 2023 có phải lập thành văn bản hay không? Xử lý tranh chấp hợp đồng nhượng quyền TM bằng hình thức nào? (Hình internet)
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có phải lập thành văn bản hay không?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Do đó, khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải lập hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Theo đó, tại Điều 285 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, không bắt buộc hợp đồng nhượng quyền thương kaij phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng phương thức nào? Phương thức giải quyết bằng Trọng tài thương mại được hiểu như thế nào?
- Hiện nay, các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là hình thức chủ đạo trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Các hình thức này theo pháp luật Việt Nam bao gồm:
+ Thương lượng, Hòa giải
+ Trọng tài thương mại
+ Tòa án.
*Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bằng Trọng tài thương mại
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tải các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Theo đó, các bên phải có sự thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, phải cam kết giải quyết tranh chấp này sinh từ hợp đồng nhượng quyền bằng trọng tài. Thỏa thuận này có thể là một điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc là một thỏa thuận trọng tài riêng biệt được tạo lập sau khi tranh chấp phát sinh.
Trong trường hợp này, điều khoản trọng tài được coi là độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồng chính kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản trọng tài vô hiệu một cách tương ứng.
Ngoài ra, trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?