Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết trước năm 2023 thì áp dụng Luật nào? Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu thì có được trả lại tiền không?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết trước năm 2023 thì áp dụng Luật nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực và còn thời hạn hợp đồng thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng để phù hợp với Luật này và để áp dụng quy định của Luật này.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực và còn thời hạn hợp đồng thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết trước năm 2023 thì áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.
Xem thêm:
>> Cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức từ ngày 01/7/2024?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết trước năm 2023 thì áp dụng Luật nào? Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu thì có được trả lại tiền không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết với thời hạn 74 năm thì có xem là hợp đồng vô hiệu do không đúng quy định pháp luật không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có nêu rõ định nghĩa hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 bao gồm:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Như vậy, thời hạn bảo hiểm là một trong những nội dung do các bên thỏa thuận, hiện nay pháp luật không giới hạn thời hạn bảo hiểm. Do đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết với thời hạn 74 năm không vi phạm quy định pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp thời hạn của hợp đồng bảo hiểm được ký kết bằng một hành vi gian dối dẫn đến kéo dài thời hạn bảo hiểm hoặc thuộc một trong các trường hợp còn lại tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 kể trên thì hợp đồng bảo hiểm đó được xem là hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu thì có được trả lại tiền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
...
2. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Theo đó, trường hợp khi đã xác định được hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, theo quy định trên và vấn đề đặt ra thì trường hợp thời gian của hợp đồng bảo hiểm được ký kết bằng một hành vi gian dối dẫn đến kéo dài thời hạn bảo hiểm thì bên bán bảo hiểm phải hoàn trả lại tiền cho bên mua bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?