Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến gồm những ai? Có những nội dung thẩm định nào?
Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến gồm những ai?
Căn cứ Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.
Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 62/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản
1. Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng gửi Đề án xây dựng Trang thông tin đấu giá trực tuyến đến Bộ Tư pháp. Đề án có các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; thành phần Hội đồng gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin.
3. Hội đồng thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
b) Các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là chủ thể có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Thành phần Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến bao gồm:
- Đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng
- Đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan
- Các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin.
Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến gồm những ai? Có mấy nội dung thẩm định? (Hình từ Internet)
Có mấy nội dung thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản
...
3. Hội đồng thẩm định điều kiện đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến xem xét, thẩm định theo các nội dung sau đây:
a) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
b) Các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
Theo đó, nội dung thẩm định điều kiện Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản;
- Yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Cụ thể, dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 1 Nghị định 47/2023/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến
1. Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.
2. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến.
3. Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin.
5. Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu sau đây:
a) Cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký tài khoản tham gia đấu giá. Mỗi cá nhân, tổ chức được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá, trả giá.
b) Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng.
c) Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
d) Hiển thị liên tục trong suốt thời gian đấu giá mức giá cao nhất đã trả đối với phương thức trả giá lên và mức giá bằng giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thấp nhất đối với phương thức đặt giá xuống để những người tham gia đấu giá có thể xem được; người đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc đấu giá;
đ) Bảo đảm người tham gia đấu giá không thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá sau thời điểm kết thúc nộp hồ sơ; thực hiện việc trả giá sau thời điểm kết thúc cuộc đấu giá
Như vậy, việc thẩm định điều kiện Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản bao gồm các nội dung nêu trên.
Khi nào Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về Luật đấu giá tài sản chính thức áp dụng?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 47/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2017/NĐ-CP về Luật đấu giá tài sản chính thức từ ngày 01/9/2023.
Xem chi tiết Nghị định 47/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?