Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có bao nhiêu thành viên? Thành viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ gì?
Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:
(1) Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập.
(2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Quyết định về chủ trương và trình cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông qua Đề án vị trí việc làm; điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị; kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm; điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định phê duyệt theo thẩm quyền;
- Thông qua đề án liên doanh, liên kết trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có bao nhiêu thành viên? Thành viên Hội đồng quản lý có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có bao nhiêu thành viên?
Tại Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT quy định về cơ cấu và số lượng thành viên của Hội đồng quản lý cụ thể như sau:
(1) Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch và các thành viên khác.
(2) Thành phần Hội đồng quản lý gồm có:
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có);
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, đại diện tổ chức chính trị - xã hội và đại diện một số tổ chức thuộc lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
(3) Số lượng, cơ cấu thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Theo đó, hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch và các thành viên khác. Số lượng, cơ cấu thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Thành viên Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ gì?
Về nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý thuộc ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định tại Điều 7 Thông tư 09/2022/TT-BTNMT cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản lý phân công; các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đề xuất với Hội đồng quản lý nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý;
- Góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý;
- Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
(2) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
- Tổ chức việc giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; kết quả quản lý điều hành của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Điều hành Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này;
- Lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý;
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng quản lý;
- Chỉ đạo chuẩn bị chương trình, tài liệu cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản lý hoặc quyết định việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý;
- Ký văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng quản lý;
- Phê duyệt các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ và các vấn đề liên quan của Hội đồng quản lý.
Thông tư 09/2022/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành ngày 20/9/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?