Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ ngày 26/11/2024 được quy định theo Nghị định 126 như thế nào?
Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ ngày 26/11/2024 được quy định theo Nghị định 126 như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ như sau:
(1) Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi toàn quốc được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(2) Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trong phạm vi tỉnh, huyện, xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền ở tỉnh trên cơ sở các hội đã được giao biên chế, cấp hoặc hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động, được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thường xuyên, phù hợp với quy định của Đảng và điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương.
(3) Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các quy định chung tại Nghị định này và quy định riêng tại Chương VI Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ từ ngày 26/11/2024 được quy định theo Nghị định 126 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Quyền của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về quyền của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ như sau:
- Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội;
- Được giao thực hiện một số hoạt động chuyên môn, dịch vụ công phù hợp với lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định;
- Tham gia tư vấn, phản biện chính sách, chương trình, đề tài, dự án theo đề nghị của cơ quan nhà nước. Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội;
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Được tổ chức một số hoạt động kinh tế; tiếp nhận nguồn lực hợp pháp trong nước và ngoài nước gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao; quan hệ hợp tác với tổ chức, cá nhân; tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân và một số cơ chế hợp tác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ như sau:
(1) Phổ biến, tuyên truyền, vận động hội viên, các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, quyết định liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, tăng cường đồng thuận xã hội;
(2) Tổ chức hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hội; chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hoạt động của các pháp nhân trực thuộc hội; quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản được giao, các loại quỹ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội; chấp hành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng;
(3) Phát triển, tập hợp, đoàn kết hội viên trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; đại diện, bảo vệ, phản ánh, kiến nghị, phối hợp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, các tầng lớp Nhân dân;
(4) Định kỳ 06 tháng, 01 năm và khi có yêu cầu gửi báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động đến các cấp có thẩm quyền theo quy định, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu hội là tổ chức thành viên), cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính hội hoạt động;
(5) Xin ý kiến cấp có thẩm quyền theo quy định về chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường; mời đại diện cấp có thẩm quyền theo quy định dự họp đảng đoàn (đối với hội có đảng đoàn), dự họp ban thường vụ (đối với hội không có đảng đoàn);
(6) Việc đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đình chỉ có thời hạn và giải thể hội theo như quy định tại Chương V Nghị định 126/2024/NĐ-CP phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền;
(7) Việc thay đổi trụ sở, mở văn phòng đại diện, thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc hội phải bảo đảm đúng quy định pháp luật và thông báo bằng văn bản đến cấp có thẩm quyền theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động tương ứng với phạm vi hoạt động của hội;
(8) Xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm, trong đó phải xác định rõ chi tiết số lượng, khối lượng nhiệm vụ phần ngân sách nhà nước hỗ trợ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền được phân công theo dõi, chỉ đạo hội trước ngày 30 tháng 6.
Lưu ý: Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?