Học viện Tư pháp thông báo việc chiêu sinh lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 ra sao?
- Đối tượng bồi dưỡng lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 gồm những ai?
- Thời gian, phương thức học lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 là gì?
- Hồ sơ đăng ký và học phí lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 được quy định ra sao?
- Chức năng của tổ chức pháp chế là gì?
Đối tượng bồi dưỡng lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 gồm những ai?
Theo Thông báo 14/TB-HVTP 2024 Tải về việc chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế, đối tượng tham gia lớp bồi dưỡng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế tại Bộ, ngành Trung ương và địa phương;
- Người làm công việc liên quan tới công tác pháp chế tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
- Các đối tượng khác có nhu cầu tham dự khoá học.
Học viện Tư pháp thông báo việc chiêu sinh lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 ra sao?
Thời gian, phương thức học lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 là gì?
Thời gian, phương thức học quy định tại Thông báo 14/TB-HVTP 2024 Tải về việc chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế như sau:
(1) Thời lượng bồi dưỡng: 05 ngày/01 khoá học.
(2) Thời gian, phương thức học
Học viện Tư pháp tiếp nhận chiêu sinh liên tục và mở lớp vào thời điểm số lượng học viên đăng ký đảm bảo đủ để mở lớp, dự kiến như sau:
- Lớp 1: Đăng ký trước 28/3/2024.
Dự kiến khai giảng: 19h30' ngày 08/4/2024.
Phương thức và thời gian học: học trực tuyến vào buổi tối các ngày trong tuần.
- Lớp 2: Đăng ký trước 13/5/2024.
Dự kiến khai giảng: 08h30' ngày 17/5/2024.
Phương thức và thời gian học: học tập trung tại trụ sở Học viện Tư pháp kết hợp trực tuyến.
(3) Số lượng học viên lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024: 50 người/ 01 lớp.
Hồ sơ đăng ký và học phí lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 được quy định ra sao?
Theo Thông báo 14/TB-HVTP 2024 Tải về việc chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế, hồ sơ đăng ký và học phí tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 được quy định như sau:
(1) Hồ sơ đăng ký tham dự:
- Phiếu đăng ký tham dự (theo mẫu của Học viện);
- Phiếu thông tin học viên (theo mẫu của Học viện);
- Danh sách công chức, viên chức (đơn vị cử).
(2) Học phí: 2,200,000đ/01 học viên/01 khoá học.
Bằng chữ: Hai triệu hai trăm ngàn đồng/một học viên/một khoa học.
(3) Hình thức gửi hồ sơ:
- Gửi danh sách tham gia lớp học lập theo mẫu của Học viện Tư pháp vào địa chỉ email:
ttbdcb@moj.gov.vn và hocvientuphap.bdcb@gmail.com.
- Đồng thời, gửi bản cứng về địa chỉ: Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ - Học viện Tư pháp, số 09 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Chức năng của tổ chức pháp chế là gì?
Tại Điều 2 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, theo đó chức năng của tổ chức pháp chế được quy định như sau:
- Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đơn vị chuyên môn, có chức năng:
Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao và tổ chức thực hiện công tác pháp chế quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
- Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng:
Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế doanh nghiệp nhà nước là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế như sau:
(1) Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế
+ Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.
Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
(2) Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
Lưu ý: Doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 55/2011/NĐ-CP để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?