Học viện Tư pháp thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM?
Học viện Tư pháp thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM?
Dưới đây là thông tin về Học viện Tư pháp thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM"
Ngày 11/4/2025, Học viện Tư pháp đã có Thông báo 568/TB-HVTP TẢI VỀ về việc thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 học thứ 7, chủ nhật tại TP. Hồ Chí Minh và Thông báo 567/TB-HVTP TẢI VỀ về việc thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 học buổi tối tại TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, theo đó thời gian nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM, cụ thể như sau:
(1) Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 học buổi tối
- Thời gian nhập học: Ngày 15 và 16 tháng 4 năm 2025. (Buổi sáng từ 08h30′ đến 11h30; Buổi chiều từ 14h00 đến 16h30)
- Địa điểm nhập học: Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bắt đầu học: Thứ Hai ngày 21 tháng 4 năm 2025.
- Học phí: Mức học phí là 33.300.000 đồng/học viên/khóa học (tương ứng với 36 tín). Học viên có thể đóng toàn bộ học phí ngay khi nhập học hoặc thành hai đợt, cụ thể như sau:
+ Đợt 1 phải đóng số tiền là 24.300.000 đồng/học viên (Bằng chữ: Hai mươi tư triệu ba trăm nghìn đồng) tương ứng với số lượng 26 tín chỉ vào ngày làm thủ tục nhập học (theo Thông báo nhập học).
+ Đợt 2 đóng tiếp số tiền: 9.000.000 đồng/học viên (Bằng chữ: Chín triệu đồng chẵn) tương ứng với số lượng 10 tín chỉ sau 06 tháng, kể từ ngày nhập học.
(2) Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 học thứ 7, chủ nhật
- Thời gian nhập học: Ngày 18, 19 và 20 tháng 4 năm 2025. (Buổi sáng từ 08h30′ đến 11h30’; Buổi chiều từ 14h00 đến 16h30)
- Địa điểm nhập học: Cơ sở Học viện Tư pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học phí: Mức học phí là 33.300.000 đồng/học viên/khóa học (tương ứng với 36 tín chi)
Học viên có thể đóng toàn bộ học phí ngay khi nhập học hoặc thành hai đợt, cụ thể như sau:
+ Đợt 1 phải đóng số tiền là 24.300.000 đồng/học viên (Bằng chữ: Hai mươi tư triệu ba trăm nghìn đồng) tương ứng với số lượng 26 tín chỉ vào ngày làm thủ tục nhập học (theo Thông báo nhập học).
+ Đợt 2 đóng tiếp số tiền: 9.000.000 đồng/học viên (Bằng chữ: Chín triệu đồng chẵn) tương ứng với số lượng 10 tín chỉ sau 06 tháng, kể từ ngày nhập học.
LƯU Ý:
- Hàng năm mức học phí này có thể tăng thêm, mức tăng có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và Quyết định của Giám đốc Học viện Tư pháp.
- Học viên nộp học phí bằng hình thức chuyển khoản ngay khi nhập học bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh của Học viện Tư pháp:
- Tên tài khoản: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh của Học viện Tư pháp; Tài khoản số: 6100 2010 13438 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khi nhập học mang theo Giấy chuyển tiền hoặc Lệnh chuyển khoản thành công vào tài khoản để làm thủ tục.
- Học viên ghi đầy đủ và chính xác nội dung chuyển khoản: “Họ tên học viên nộp tiền, LS27.1HCMtoi hoặc LS27.1HCMen”.
*Trường hợp ghi thông tin chuyển khoản không đúng quy định, Học viện Tư pháp không chịu trách nhiệm giải quyết.
Trên đây là thông tin về "Học viện Tư pháp thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM?"
Học viện Tư pháp thông báo nhập học Lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 lần 1 năm 2025 tại TP. HCM? (Hình từ Internet)
Điều kiện làm Luật sư hiện nay như thế nào?
Về tiêu chuẩn luật sư, được quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 như sau:
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Trong đó:
Đối với đào tạo nghề Luật sư:
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12 Luật Luật sư 2006 quy định về đào tạo nghề luật sư như sau:
- Có Bằng cử nhân luật và được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;
- Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư theo thời gian đào tạo mà pháp luật quy định là mười hai tháng và được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Đối với cơ sở đào tạo nghề luật sư được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, cụ thể:
- Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp;
- Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Tuy nhiên việc đào tạo nghề luật sư vẫn có ngoại lệ, tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư, bao gồm:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Trường hợp người đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài, việc công nhận tại Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 05/2021/TT-BTP theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đối với tập sư hành nghề luật sư được quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Luật sư 2006 như sau:
- Người đã có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người được miễn đào tạo nghề luật sư phải tham gia tập sư hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư.
- Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng trừ trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư được quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012.
Đối với cấp chứng chỉ hành nghề luật sư theo khoản 8 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 đã sửa đổi, bổ sung Điều 17 Luật Luật sư 2006 như sau:
- Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật Luật sư 2006.
- Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hành nghề luật sư là gì?
Nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?
- Cục Việc làm thuộc Bộ Nội vụ có tư cách pháp nhân không? Tên giao dịch quốc tế của Cục Việc làm là gì?
- Kết quả đấu giá biển số xe được thông báo cho người tham gia đấu giá biển số xe thông qua hình thức nào?