Học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường có bị cấm không? Trường học phải có các hoạt động phòng chống thuốc lá nào?
Học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường có bị cấm không?
Thông tin về học sinh tiểu học hút thuốc có bị cấm không, học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường có bị cấm không dưới đây:
Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Như vậy, học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.
Học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường có bị cấm không? Trường học phải có các hoạt động phòng chống thuốc lá nào? (Hình ảnh Internet)
Trường học phải có các hoạt động phòng chống thuốc lá nào?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 3323/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định trường học phải có các hoạt động phòng chống thuốc lá sau:
(1) Xây dựng nội quy, quy chế của nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục về cấm hút thuốc lá trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
(2) Treo biển hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá" ở các hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc tại nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.
(3) Cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, sản xuất, kinh doanh thuốc lá và các sản phẩm của thuốc lá trong các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.
(4) Cấm nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức.
(5) Cấm người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục tham gia các hoạt động buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, tiêu thụ thuốc lá trái pháp luật.
(6) Đưa kết quả hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.
Ngoài ra, nội dung giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá phải tuân thủ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3323/QĐ-BGDĐT năm 2010 như sau:
- Các chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục trong việc thực hiện quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
- Các kiến thức cơ bản về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế và môi trường.
- Lợi ích của việc cai nghiện thuốc lá và môi trường không thuốc lá.
- Tuyên truyền cho người học, nhà giáo, cán bộ công nhân viên trong ngành giáo dục về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ, kinh tế và môi trường.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(2) Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Tổ chức nghiên cứu, tư vấn, phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị nghiện thuốc lá;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống tác hại của thuốc lá theo thẩm quyền;
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(4) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở cai nghiện ma túy theo Quyết định 1567 mới nhất năm 2025?
- Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ được quy định như thế nào?
- Cơ quan thanh tra Công an nhân dân có con dấu riêng không? Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân?
- Thông tin trên thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động phải bao gồm các nội dung nào theo Nghị định 163?
- Đào tạo lái xe hạng B có phải lập báo cáo đăng ký sát hạch không? Đào tạo lái xe hạng B dùng mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe ra sao?