Học ngoại trú là gì? Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên học ngoại trú theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT?
Học ngoại trú là gì?
Hiện nay không có quy định cho khái niệm học ngoại trú. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT ban hành quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Học sinh, sinh viên ngoại trú là học sinh, sinh viên không ở trong khu nội trú của nhà trường.
Như vậy, học ngoại trú có thể hiểu là việc học sinh sinh viên tham gia học tập tại trường nhưng ở tại nơi tạm trú, thường trú chứ không ở trong khu nội trú của nhà trường.
Học ngoại trú là gì? Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên học ngoại trú theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT? (Hình từ internet)
Quyền của học sinh, sinh viên học ngoại trú?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh, sinh viên học ngoại trú như sau:
Quyền của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Học sinh, sinh viên ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn, được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
3. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng tại nơi cư trú.
Như vậy, học sinh, sinh viên học ngoại trú sẽ có các quyền nêu trên.
Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên học ngoại trú?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT quy định học sinh, sinh viên học ngoại trú phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên ngoại trú
1. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Quy chế học sinh, sinh viên trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường nơi cư trú và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.
3. Phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.
4. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày.
5. Học sinh, sinh viên ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại nơi có hộ khẩu thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại các khoản 1, 2, 4 của Điều này.
Như vậy, đối với học sinh,, sinh viên học ngoại trú có nghĩa vụ phải đăng ký tạm trú với công an xã (phường, thị trấn) và báo với nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhập học.
Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nơi cư trú, phải báo địa chỉ cư trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày.
Học sinh, sinh viên ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trư trú tại nơi đó cũng phải thực hiện các nghĩa vụ vừa nêu.
Công tác quản lý học sinh, sinh viên học ngoại trú được thực hiện như thế nào?
* Công tác quản lý học sinh, sinh viên học ngoại trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú được thực hiện như sau:
- Phổ biến các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường về công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên; hướng dẫn và tư vấn thủ tục đăng ký tạm trú ngay từ khi nhập học.
- Lập kế hoạch hàng năm để thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú.
- Lập sổ học sinh, sinh viên ngoại trú (Phụ lục số II), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi nơi cư trú của học sinh, sinh viên ngoại trú
* Công tác phối hợp
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT công tác quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú được thực hiện như sau:
- Lập kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt tình hình về nhà trọ để tư vấn, giới thiệu chỗ ở cho học sinh, sinh viên có nhu cầu.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, các ngành có liên quan tổ chức hội nghị giao ban hàng năm giữa nhà trường và chính quyền địa phương về tình hình học sinh, sinh viên ngoại trú, kịp thời giải quyết các vụ việc liên quan đến học sinh, sinh viên ngoại trú.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan để tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức thực hiện công tác ngoại trú của học sinh, sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?