Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền?

Tôi muốn hỏi trong Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022, Chính phủ chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) theo hướng nào? Cảm ơn! - Câu hỏi của bạn Thanh Ngân đến từ Cao Bằng.

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) như thế nào?

Căn cứ Mục 1 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định Chính phủ thống nhất với sự cần thiết ban hành dự án Luật này. Nội dung của dự án Luật đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cam kết quốc tế về công tác phòng, chống rửa tiền.

Chính phủ thống nhất thông qua nội dung dự án Luật; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng:

- Việc xây dựng dự án Luật phải phù hợp với hệ thống chính trị, điều kiện, bối cảnh của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; khắc phục các vướng mắc, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiên năm 2012; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự án Luật phải bao quát các lĩnh vực mà các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện hành vi “rửa tiền”, bao gồm cả các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức khác và cá nhân có liên quan.

- Không quy định vấn đề tổ chức, bộ máy trong dự án Luật theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thống nhất việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo Luật.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Đề án về cơ quan có chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

- Về mở rộng đối tượng báo cáo đối với các hoạt động mới phát sinh nhưng chưa có khung pháp lý điều chỉnh: quy định nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan cần khẩn trương nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các đối tượng mới (nếu trên) đã có hoạt động trong thực tiễn nhưng chưa có khung pháp lý để điều chỉnh.

- Về vấn đề cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEP): thống nhất với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hoàn thiện hồ sơ dự án và giao Chính phủ quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền?

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền? (Hình từ internet)

Chức năng, nhiệm vụ của các cơ bộ, cơ quan trong công tác xây dựng dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)?

Căn cứ Mục 1 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan:

- Tiếp tục thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan; việc xây dựng dự án Luật này không làm thay đổi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, nhưng cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền của các bộ, cơ quan phù hợp với chức năng quản lý nhà nước được giao; quy định rõ trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các bộ, cơ quan trong công tác phòng, chống rửa tiền.

Nhiệm vụ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái?

Căn cứ Mục 1 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 4.

Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Những bất cập tồn tại ở Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 cần được khắc phục?

Thứ nhất, một số lĩnh vực, hoạt động có rủi ro rửa tiền cao chưa được quy định là đối tượng báo cáo theo Luật Phòng chống rửa tiền. Theo đó Luật Phòng, chống rửa tiền hiện chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực có rủi ro rửa tiền như: cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng, cung cấp dịch vụ tiền ảo, tài sản ảo, dịch vụ cầm đồ...

Hạn chế này xuất phát từ việc thời điểm Luật Phòng, chống rửa tiền được ban hành một số lĩnh vực chưa xuất hiện ở Việt Nam hoặc Luật chưa quy định rõ nên chưa có cơ sở để tổ chức triển khai.

Thứ hai, thiếu các quy định về đánh giá rủi ro và áp dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro trong công tác phòng chống rửa tiền. Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 không có quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền cấp độ quốc gia, ngành và tại từng tổ chức và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của đối tượng báo cáo cũng như hoạt động thanh tra, giám sát phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro của các bộ, ngành.

Thứ ba , quy định về các biện pháp phòng, chống rửa tiền áp dụng đối với đối tượng báo cáo vẫn còn những hạn chế, thiếu hụt so với yêu cầu tại 40 khuyến nghị của FATF về các biện pháp ngăn ngừa rửa tiền mà đối tượng báo cáo phải áp dụng, như:

- Quy định về cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) không điều chỉnh đối với PEPs trong nước là nhóm đối tượng khách hàng có rủi ro rửa tiền (từ tham nhũng) cao; Các quy định áp dụng đối với các thỏa thuận ủy quyền hiện chưa đầy đủ và chưa rõ ràng;

- Quy định về các dấu hiệu cảnh báo về giao dịch đáng ngờ mới trong một số lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lĩnh vực kinh doanh kim loại quý, đá quý vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể;

- Quy định về khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới còn chưa đầy đủ, rõ ràng;

- Các quy định về nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng, chủ sở hữu hưởng lợi và nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ, hoạt động ngân hàng đại lý, chuyển tiền điện tử, kiểm soát nội bộ, tiết lộ thông tin, dựa vào bên thứ ba... còn hạn chế, thiếu hụt, chưa đáp ứng yêu cầu trong khuyến nghị của FATF.

Thứ tư, quy định về việc thu thập, xử lý và chuyển giao, trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền chưa thể hiện rõ các quy trình nghiệp vụ cơ bản, chưa bao quát hết các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của đơn vị đầu mối và NHNN như công tác giám sát, cảnh báo, trao đổi thông tin với các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước trong thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền.

Thứ năm, quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền còn thiếu và chưa rõ ràng.

Xuất phát từ hoạt động quản lý nhà nước, hiện nay tại một số lĩnh vực chưa có sự phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước như lĩnh vực kinh doanh kim loại quý, đá quý, do đó chưa có quy định rõ ràng về cơ quan có trách nhiệm thanh tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng kinh doanh các loại kim loại quý, đá quý khác.

Bên cạnh đó, khi các đối tượng báo cáo mới được bổ sung, Luật Phòng chống rửa tiền cũng cần phải bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong phòng, chống rửa tiền đối với các lĩnh vực mới phát sinh này.

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Rửa tiền TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN RỬA TIỀN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Phải đào tạo kiến thức cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với nhân sự mới được tuyển dụng trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Có phải tất cả doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt đều phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Pháp luật
Công ty môi giới bất động sản có phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng nghi ngờ thực hiện hành vi rửa tiền không?
Pháp luật
Trong phòng chống rửa tiền, nhận biết khách hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị trong hoạt động phòng chống rửa tiền phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 05 mức đúng không?
Pháp luật
Khi nào báo cáo giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền không phụ thuộc vào việc giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
1,066 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền Rửa tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào