Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?

Anh chị cho tôi hỏi yêu cầu của chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn!

Đảm bảo 100% doanh nghiệp sau 2 năm tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về mục tiêu và yêu cầu của chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan như sau:

Điều 1. Mục đích, yêu cầu, mục tiêu Chương trình
1. Mục đích
a. Tạo thuận lợi thương mại, giảm chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu.
b. Hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế, khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện thủ tục hải quan, chủ động có biện pháp phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan, nâng cao tính tự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
c. Thiết lập mối quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh làm cơ sở tạo thuận lợi thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Yêu cầu, mục tiêu Chương trình
a. Mục tiêu:
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (sau đây gọi tắt là Chương trình) được tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ cao.
- Trên 80% doanh nghiệp tham gia hài lòng về các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan.
b. Yêu cầu:
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan thuộc Phụ lục VI Thông tư 41/2014/TT-BTC ngày 15/11/2019, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình) theo quy định tại Thông tư 81/2014/TT-BTC ngày 15/11/2019.
- Sau 2 năm triển khai thực hiện, các dữ liệu, chỉ tiêu thông tin liên quan đến hoạt động quản lý, theo dõi, báo cáo thực hiện Chương trình cũng như các hoạt động tương tác với doanh nghiệp tham gia Chương trình phải cơ bản được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành hải quan theo Quyết định số 707/QĐ – TCHQ ngày 4/5/2022 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025 định hướng đến năm 2030.
- Sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.”

Theo đó, sau 2 năm triển khai thực hiện, cần đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định giải thích từ ngữ theo đó:

“ Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là các hoạt động tư vấn, trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro của cơ quan hải quan các cấp (quy định cụ thể tại Điều 5 dưới đây) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại, giúp doanh nghiệp phòng, tránh các vi phạm, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện nâng cao mức tuân thủ pháp luật hải quan.”

Theo đó, hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan là các hoạt động tư vấn, trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro của cơ quan hải quan các cấp (quy định cụ thể tại Điều 5 dưới đây) cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.

Đảm bảo 100% doanh nghiệp sau 2 năm tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan?

Hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia không bị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan? (Hình từ internet)

Nguyên tắc thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về nguyên tắc thực hiện chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi thực hiện
Cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hỗ trợ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo các nguyên tắc, phạm vi, hình thức sau:
1. Nguyên tắc thực hiện
a. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các hoạt động của cơ quan hải quan và thành viên tham gia phải đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật.
b. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình không gây phát sinh thủ tục hành chính, không gây thiệt hại và phát sinh công việc không cần thiết cho doanh nghiệp.
c. Trong 24 giờ kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp thành viên, thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị chuyên môn để nghiên cứu giải quyết và trả lời sớm nhất. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được thì công chức được phân công giải quyết phải thông báo, giải thích lý do cho doanh nghiệp.”

Như vậy, sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo 100% doanh nghiệp tham gia Chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Hỗ trợ doanh nghiệp
Thủ tục hải quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài thực hiện thủ tục khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu được không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải làm thủ tục hải quan để tiêu hủy đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công không tái xuất được không?
Pháp luật
Đối tượng áp dụng Luật Hải quan là ai? Công chức hải quan có nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan?
Pháp luật
Vật dụng trên phương tiện vận tải gồm những gì? Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan?
Pháp luật
Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 khi gặp sự số theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào?
Pháp luật
Hải quan là gì? Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan như thế nào?
Pháp luật
Tải danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mới nhất? Hướng dẫn sử dụng?
Pháp luật
Mẫu PO là gì? Những lưu ý khi lập mẫu PO? Đơn đặt hàng có thay thế được Hợp đồng mua bán không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hỗ trợ doanh nghiệp
1,194 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ doanh nghiệp Thủ tục hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ doanh nghiệp Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào