Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
- Hồ sơ đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
- Hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có những nội dung gì?
Hồ sơ đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về sửa đổi hiến chương như sau:
Sửa đổi hiến chương
1. Tổ chức tôn giáo khi sửa đổi hiến chương phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật này. Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, người đại diện, nội dung, lý do sửa đổi kèm theo hiến chương sửa đổi.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Tổ chức tôn giáo được hoạt động theo hiến chương sửa đổi kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Như vậy, theo quy định trên thì khi thực hiện sửa đổi hiến chương, tổ chức tôn giáo phải thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo hồ sơ bao gồm: 01 Văn bản đăng ký sửa đổi hiến chương.
Trong đó:
- Văn bản đăng ký sửa đổi hiến chương phải nêu rõ các nội dung sau:
+ Tên tổ chức tôn giáo;
+ Tên người đại diện tổ chức tôn giáo;
+ Nội dung, lý do sửa đổi hiến chương kèm theo hiến chương sửa đổi.
- Hồ sơ đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh được lập thành 01 bộ.
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh ra sao?
Căn cứ Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.
Theo nội dung được quy định tại tiểu mục 10 Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh được tiến hành như sau:
- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh khi sửa đổi hiến chương gửi văn bản đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ theo các cách thức:
+ Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Ban Tôn giáo Chính phủ;
+ Qua đường bưu chính hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản đăng ký và có giấy hẹn trả kết quả.Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.
- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo qua mạng Internet hoặc văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh văn bản.
- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định văn bản đăng ký, chấp thuận hoặc không chấp thuận hiến chương sửa đổi. Trường hợp từ chối đăng ký hiến chương sửa đổi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó:
- Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày Ban Tôn giáo Chính phủ nhận được văn bản đăng ký hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo được sửa đổi hiến chương.
- Lệ phí: Không có.
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Hiến chương của tổ chức tôn giáo
Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên của tổ chức;
2. Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động;
3. Địa bàn hoạt động, trụ sở chính;
4. Tài chính, tài sản;
5. Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu;
6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
8. Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
9. Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
10. Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức;
11. Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định được trích dẫn thì hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gồm 11 nội dung chính như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Những câu chúc mừng khai trương hay nhất? Chúc mừng khai trương hồng phát ngắn gọn, ý nghĩa?
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 là thứ mấy năm 2024? Học sinh có được nghỉ vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 không?
- Đã có Quyết định 3703 năm 2024 về TTHC nội bộ lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- 03 nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm do ai ban hành?