Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành như thế nào?
- Quy định về việc xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành như thế nào?
- Hồ sơ cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành gồm những gì?
- Thủ tục đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành ra sao?
Quy định về việc xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 28 Luật Trồng trọt 2018 về việc xuất khẩu giống cây trồng như sau:
Xuất khẩu giống cây trồng
1. Giống cây trồng đã được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu được xuất khẩu và thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
2. Giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại và phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng quy định tại khoản 2 Điều này.
Dựa vào quy định trên, giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành muốn được cấp xuất khẩu phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu;
- Phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.
Theo đó, việc xuất khẩu chỉ được phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 2 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Hồ sơ cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo Phụ lục III Nghị định 130/2022/NĐ-CP.
- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
Như vậy, tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Thủ tục đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành ra sao?
Thủ tục đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng và hạt lai của giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP và điểm c khoản 2 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt thông qua các phương thức sau:
- Trực tiếp;
- Dịch vụ bưu chính công ích;
- Môi trường mạng.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Cấp phép xuất khẩu giống cây trồng
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định.
- Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Cục Trồng trọt cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Đăng tải Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP và đăng tải Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng trên Website của Cục Trồng trọt.
- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép xuất khẩu giống cây trồng: 12 tháng kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?