Hồ sơ đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia từ 01/10/2022?
- Khi nào đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
- Hồ sơ đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm những gì?
- Thẩm định đánh giá và khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như thế nào?
Khi nào đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:
- Khi xét thấy hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia do mình quản lý không còn đáp ứng căn cứ quy định, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia lập hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Hằng năm, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng căn cứ chức năng, nhiệm vụ rà soát các hệ thống thông tin không còn tiêu chí phù hợp với quy định và yêu cầu chủ quản hệ thống thông tin lập hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Hồ sơ đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, bao gồm:
(a) Văn bản đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
(b) Văn bản, tài liệu cần thiết khác có liên quan trực tiếp đến việc đề nghị đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Lưu ý: Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định đưa hệ thống thông tin ra khỏi Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được áp dụng theo quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xem xét, quyết định đưa hệ thống thông tin vào Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
Hồ sơ đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia từ 01/10/2022?
Thẩm định đánh giá và khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như thế nào?
Theo Điều 7 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phối hợp thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
1. Việc bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng.
2. Nguyên tắc phối hợp
a) Áp dụng quy định của pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng đối với thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
b) Trường hợp cần có sự phối hợp của nhiều bên liên quan, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ căn cứ Luật An ninh mạng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Quá trình phối hợp bảo đảm tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế và các quy định của tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia, Luật An ninh mạng và pháp luật có liên quan, chủ động, thường xuyên, kịp thời và đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phương thức phối hợp
a) Bộ Công an gửi văn bản đề nghị các bộ, ngành có liên quan cử thành viên tham gia thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
b) Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm cử thành viên tham gia đầy đủ các hoạt động trong quá trình thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo nội dung đề nghị;
c) Hồ sơ, văn bản tài liệu phục vụ thẩm định, đánh giá, kiểm tra, giám sát, ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được Bộ Công an sao gửi tới thành viên tham gia theo quy định.
4. Việc phối hợp giám sát đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin mạng:
a) Các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có trách nhiệm chia sẻ với nhau và với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông về dữ liệu giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin mạng phục vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Trường hợp đã thực hiện giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, dữ liệu giám sát được chia sẻ, dùng chung phục vụ công tác bảo vệ an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
c) Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm bố trí mặt bằng, điều kiện kỹ thuật, thiết lập, kết nối hệ thống, thiết bị giám sát của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng vào hệ thống thông tin do mình quản lý nhằm phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ an ninh mạng.
Như vậy, hồ sơ đưa hệ thống thông tin ra khỏi danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định bao gồm những nội dung như trên.
Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?