Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào? - câu hỏi của chị Yên (Hải Phòng).

Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:

Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Như vậy hiện nay Luật quy định các hình thức sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khấu sáng tác đến khi hoàn thành. Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
2. Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:
a) Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

Theo đó, Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:

- Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.

- Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:

+ Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

+ Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.

Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào?

Hồ sơ dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở điện ảnh sản xuất phim được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ dự án sản xuất phim gửi cơ quan quản lý dự án được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ dự án sản xuất phim gửi cơ quan quản lý dự án trình Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn như sau:

Đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng:

- Hồ sơ theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.

- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.

- Dự toán chi phí sản xuất phim (đối với phương thức giao nhiệm vụ) hoặc phương án giá đặt hàng sản xuất phim (đối với phương thức đặt hàng), bao gồm:

+Tổng dự toán chi phí sản xuất phim;

+Danh mục trang thiết bị kỹ thuật (nêu rõ mã ký hiệu, tính năng, thông số kỹ thuật) phục vụ dự án sản xuất phim (bao gồm trang thiết bị có sẵn và thuế, mướn);

+ Chi phí tiền công, tiền lương.

- Phương án phát hành, phổ biến phim.

- Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.

- Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:

+ Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay

+ Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.

Đối với phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và hồ sơ quy định như sau:

- Hồ sơ theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.

- Dự toán chi phí sản xuất phim bao gồm:

+ Tổng dự toán chi phí sản xuất phim;

+ Danh mục trang thiết bị kỹ thuật (nêu rõ mã ký hiệu, tính năng, thông số kỹ thuật) phục vụ dự án sản xuất phim (bao gồm trang thiết bị có sẵn và thuê, mướn);

+ Chi phí tiền công, tiền lương.

- Phương án phát hành, phổ biến phim và phương án phân chia lợi nhuận.

+ Dự kiến chỉ phi phát hành;

+ Dự kiến doanh thu phát hành.

- Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.

- Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:

+ Kịch bản, kịch bản phân cảnh và phương án sản xuất phim;

+ Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, giám đốc sản xuất phim.

- Hồ sơ đối với phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình gồm có:

+ Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay;

+ Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.

Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là ai và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Điện ảnh 2022 có quy định như sau:

Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
1. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Luật này được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.
5. Quyền sở hữu phim, quyền sở hữu trí tuệ đối với phim sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều này.

- Theo đó, Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là:

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ,

+ Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim;

+ Thành lập Hội đồng thẩm định kịch bản, Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngoài ra, luật cũng quy định chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước được huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để sản xuất phim.

Sản xuất phim Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Sản xuất phim
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động của trường quay sản xuất phim được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sản xuất phim 18+ để bán có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? Thời hiệu thi hành bản án đối với người sản xuất phim 18+ để bán là bao lâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất phim xây dựng và quảng bá thương hiệu điện ảnh quốc gia có được Nhà nước đầu tư hay không?
Pháp luật
Trường quay có cung cấp dịch vụ sản xuất phim không? Hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài cần phải đảm bảo được những điều kiện nào?
Pháp luật
Sản xuất phim có được xem là hoạt động điện ảnh? Phải gửi văn bản cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm khi nào?
Pháp luật
Công ty sản xuất phim nước ngoài sử dụng bối cảnh tại Việt Nam thì cần phải xin giấy phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Phim hoạt hình có thuộc nhóm phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hành vi sản xuất phim có nội dung phủ nhận thành tựu cách mạng sẽ xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Sản xuất phim nào được sử dụng ngân sách nhà nước làm kinh phí? Quy trình trình lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là gì?
Pháp luật
Biên kịch có được sáng tạo nghệ thuật không? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim là gì?
Pháp luật
Nhà sản xuất phim có quyền sáng tạo nội dung phim theo sở thích của mình không? Nhà sản xuất phim có những nghĩa vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất phim
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,759 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất phim

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất phim

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào