Hồ sơ đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ năm 2023?

Cho tôi hỏi về hồ sơ đánh giá kết quả học tập đối với các học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ bao gồm những gì? Định hướng và phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo Chương trình xóa mù chữ? Cảm ơn!

Hồ sơ đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ đánh giá chương trình xóa mù chữ của các học viên như sau:

Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.
2. Hồ sơ đánh giá từng kì của mỗi học viên gồm học bạ (tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) và bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của lớp (tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này).
a) Bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của các lớp được lưu trữ tại cơ sở giáo dục theo quy định.
b) Học bạ được cơ sở giáo dục lưu trữ trong suốt thời gian học viên theo học Chương trình xóa mù chữ, được giao cho học viên khi hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 hoặc hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2. Đối với trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lí, học bạ được giao cho học viên khi chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng."

Như vậy, hồ sơ đánh giá chương trình xóa mù chữ của các học viên gồm những nội dung được quy định như trên.

Hồ sơ đánh giá kết quả học tập của học viên tham gia học chương trình xóa mù chữ gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ năm 2023? (Hình từ internet)

Thực hiện đánh giá học viên khuyết tật Chương trình xóa mù chữ như thế nài?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT quy định thực hiện đánh giá học viên khuyết tật Chương trình xóa mù chữ như sau:

- Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.

- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục hòa nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học viên không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

- Học viên khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

Định hướng đối với phương pháp giáo dục của Chương trình xóa mù chữ?

Căn cứ Mục 1 Phần V Chương trình Ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giảo dục theo chương trình xóa mù chữ như sau:

Định hướng về phương pháp giáo dục
Quan điểm chủ đạo: tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.
Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ học tập với các câu hỏi phù hợp trên cơ sở tổ chức cho học viên quan sát mẫu vật, tranh ảnh, khai thác các nguồn tư liệu bổ trợ. Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học viên và điều kiện cụ thể. Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) với phương pháp dạy học tích cực (thảo luận, tranh luận, ...).
Thiết kế các tình huống có vấn đề, đặc biệt là những tình huống thường xảy ra trong thực tế, đời sống gắn với môi trường sản xuất và sinh hoạt của học viên, tạo điều kiện để học viên tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn vấn đề của bài học và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống."

Như vậy, chương trình xóa mù chữ với định hướng tổ chức dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm. Tạo cơ hội cho học viên huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới.

Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục của Chương trình xóa mù chữ?

Căn cứ Mục 1 Phần V Chương trình Ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giảo dục theo chương trình xóa mù chữ như sau:

2. Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
2.1. Mục tiêu đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của học viên trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học viên và nâng cao chất lượng giáo dục.
2.2. Phương thức đánh giá
Có 2 phương thức đánh giá kết quả học tập các môn học: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học viên, học viên đánh giá lẫn nhau, học viên tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về học viên, việc học viên trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra,...
Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm cuối mỗi kỳ học và cuối mỗi giai đoạn do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện chương trình xóa mù chữ. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong 2 đến 4 phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn, v.v...). Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện.
2.3. Yêu cầu đánh giá
Đánh giá học viên thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình xóa mù chữ; chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học viên trong những tình huống cụ thể. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học viên; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện của học viên; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không so sánh, không tạo áp lực cho học viên.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét. Kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá định tính và định lượng. Đặc biệt coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế đời sống, lao động, sản xuất."

Như vậy, định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo chương trình xóa mù chữ theo mục tiêu, phương thức và yêu cầu được quy định như trên.

Chương trình xóa mù chữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về việc đánh giá kết quả giáo dục môn tự nhiên và xã hội trong Chương trình xóa mù chữ?
Pháp luật
Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học viên trong Chương trình xóa mù chữ sẽ gồm những nội dung gì? Và được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Pháp luật
Mẫu học bạ dành cho Chương trình xóa mù chữ áp dụng từ 27/8/2022? Cách ghi học bạ Chương trình xóa mù chữ được hướng dẫn thế nào?
Pháp luật
Học viên được xác nhận hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Đánh giá thường xuyên trong Chương trình xóa mù chữ được hiểu như thế nào? Việc đánh giá này được quy định ra sao?
Pháp luật
Khen thưởng danh hiệu Học viên tiêu biểu cho những học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ năm 2023?
Pháp luật
Học viên khuyết tật được xét hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2 khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Pháp luật
Hồ sơ đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên tham gia Chương trình xóa mù chữ năm 2023?
Pháp luật
Đánh giá định kì về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực trong Chương trình xóa mù chữ gồm những mức nào?
Pháp luật
Đánh giá kết quả giáo dục học viên trong Chương trình xóa mù chữ được thực hiện theo mấy mức và gồm những mức nào?
Pháp luật
Mức chi cho công tác xóa mù chữ ở các địa phương hiện nay được quy định như thế nào? Lấy kinh phí thực hiện từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình xóa mù chữ
1,900 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình xóa mù chữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình xóa mù chữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào