Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm những gì?
- Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ phải có điều kiện gì?
- Đánh giá xét chọn đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như thế nào?
Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài
1. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Phiếu khai hồ sơ (Mẫu ĐXTN-01);
b) Đơn đăng ký thực hiện (Mẫu ĐXTN-02);
c) Thuyết minh đề tài, Thuyết minh đề tài tóm tắt (Mẫu ĐXTN-03, Mẫu ĐXTN-04);
d) Năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất của tổ chức chủ trì đề tài (Mẫu ĐXTN-05);
đ) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài (cùng các tài liệu chứng minh thành tích theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này) và các cá nhân đăng ký thực hiện đề tài (Mẫu ĐXTN-06);
e) Văn bản xác nhận đồng ý tham gia của các tổ chức phối hợp nghiên cứu thực hiện đề tài (Mẫu ĐXTN-07);
g) Văn bản của tổ chức thụ hưởng xác nhận khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu (Mẫu ĐXTN-08);
h) Tài liệu khác liên quan đến đề tài (nếu có).
2. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ được lập theo các biểu mẫu kèm theo Thông tư này, có đầy đủ dấu của tổ chức và chữ ký của cá nhân theo từng biểu mẫu.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm có:
- Phiếu khai hồ sơ (Mẫu ĐXTN-01).
- Đơn đăng ký thực hiện (Mẫu ĐXTN-02).
- Thuyết minh đề tài, Thuyết minh đề tài tóm tắt (Mẫu ĐXTN-03, Mẫu ĐXTN-04).
- Năng lực nghiên cứu và cơ sở vật chất của tổ chức chủ trì đề tài (Mẫu ĐXTN-05).
- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài (cùng các tài liệu chứng minh thành tích theo yêu cầu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN) và các cá nhân đăng ký thực hiện đề tài (Mẫu ĐXTN-06).
- Văn bản xác nhận đồng ý tham gia của các tổ chức phối hợp nghiên cứu thực hiện đề tài (Mẫu ĐXTN-07).
- Văn bản của tổ chức thụ hưởng xác nhận khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu (Mẫu ĐXTN-08).
- Tài liệu khác liên quan đến đề tài (nếu có).
Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ phải có điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN quy định như sau:
Điều kiện của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện đề tài
1. Đối với tổ chức đăng ký chủ trì đề tài:
a) Có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài;
b) Có điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp để triển khai thực hiện đề tài;
c) Không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Thông tư này.
2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài:
a) Là người đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề tài;
b) Có trình độ từ đại học trở lên và đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài;
c) Có khả năng tổ chức thực hiện và bảo đảm thời gian để chủ trì đề tài;
d) Không bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư này;
e) Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây:
- Đối với đề tài đột xuất, phải có công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Đối với đề tài tiềm năng, phải có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
- Là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ, có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký và được ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian bảy (07) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
3. Trường hợp cá nhân không thuộc một tổ chức có đủ điều kiện quy định về tổ chức chủ trì đăng ký đề tài, phải được một tổ chức có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này chấp nhận làm tổ chức chủ trì.
Như vậy theo quy định trên cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ phải có điều kiện sau:
- Là người đề xuất và chủ trì xây dựng thuyết minh đề tài.
- Có trình độ từ đại học trở lên và đang hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Có khả năng tổ chức thực hiện và bảo đảm thời gian để chủ trì đề tài.
- Không bị hạn chế quyền công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì đề tài theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN.
- Đáp ứng ít nhất một trong các yêu cầu sau đây:
+ Đối với đề tài đột xuất, phải có công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Đối với đề tài tiềm năng, phải có công trình công bố trên tạp chí ISI uy tín có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Là tác giả sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ, có nội dung liên quan đến đề tài đăng ký và được ứng dụng vào thực tiễn trong thời gian bảy (07) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Đánh giá xét chọn đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN quy định đánh giá xét chọn đề tài khoa học và công nghệ do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ như sau:
- Đề tài được đánh giá xét chọn theo hai (02) bước: đánh giá đề xuất đề tài và đánh giá nội dung của đề tài.
- Tiêu chí đánh giá đề xuất đề tài theo các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2014/TT-BKHCN.
- Tiêu chí đánh giá nội dung đề tài:
+ Mục tiêu nghiên cứu đề tài; tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
+ Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.
+ Tính mới, tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học của đề xuất nghiên cứu.
+ Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện, khả năng hoàn thành sản phẩm đăng ký.
+ Khả năng ứng dụng và phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài.
+ Năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu; cơ sở vật chất - kỹ thuật của tổ chức chủ trì phục vụ nghiên cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?