Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt gồm những gì?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt gồm những gì?
Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 14/2023/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
1. Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.
2. Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực các giấy tờ của phương tiện bao gồm:
Hợp đồng mua bán, cho, tặng; chứng từ đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có); quyết định điều chuyển phương tiện; hóa đơn của tổ chức, cá nhân bán phương tiện (nếu phương tiện đã chuyển qua nhiều tổ chức, cá nhân thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện chỉ cần hóa đơn của tổ chức, cá nhân bán cuối cùng); Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện do tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cấp còn hiệu lực. Đối với các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt đã được công chứng dịch thuật kèm theo.
3. Trường hợp trong cùng một hợp đồng mua bán, cho, tặng phương tiện, hóa đơn, tờ khai hải quan của hồ sơ có kê khai nhiều phương tiện thì chủ sở hữu có trách nhiệm cung cấp bảng kê khai cho từng phương tiện đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ đối với từng phương tiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với phương tiện nhập khẩu, ngoài các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì cần phải có thêm bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực tờ khai hải quan dùng cho phương tiện nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan đã được thông quan.
5. Trường hợp phương tiện không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng (do việc mua bán các phương tiện chỉ là hợp phần của gói thầu và không thể tách rời) thì phải có bản chính văn bản giấy hoặc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực hợp đồng gói thầu hoặc hợp phần của gói thầu có thể hiện việc cung cấp phương tiện, biên bản bàn giao phương tiện cho chủ sở hữu.
Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt bao gồm:
- Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu;
- Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực các giấy tờ của phương tiện;
Đối với phương tiện nhập khẩu còn cần phải có bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực tờ khai hải quan dùng cho phương tiện nhập khẩu hoặc tờ khai hải quan đã được thông quan.
- Bản chính văn bản giấy hoặc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực hợp đồng gói thầu hoặc hợp phần của gói thầu có thể hiện việc cung cấp phương tiện, biên bản bàn giao phương tiện cho chủ sở hữu. ( Trường hợp phương tiện không có hợp đồng mua bán, hóa đơn riêng).
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt được nộp qua các cách thức nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT, chủ sở hữu nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các hình thức:
- Bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
- Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cổng dịch vụ công quốc gia;
- Hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Thông tư 14/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 14/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành của văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt; Thông tư số 13/2021/TT-BGTVT ngày 26 tháng 7 năm 2021của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT; Điều 1 Thông tư số 24/2020/TT-BGTVT ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường sắt hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Thông tư 14/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày 01/9/2023.
Xem toàn bộ Thông tư 14/2023/TT-BGTVT Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?