Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa? Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025? Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức ra sao?
Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa? Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025?
Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa (Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025) như sau:
Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa (Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025) mang tính chất tham khảo.
Hình ảnh chúc Tết Ất Tỵ 2025 đẹp và ý nghĩa? Tổng hợp hình ảnh Tết Ất Tỵ 2025? Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức ra sao? (Hình từ Internet)
Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức ra sao?
Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức như sau:
(1) Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức:
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
(2) Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của người lao động:
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 thì người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Nguyên đán 2025 như sau:
Dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo.
*Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Như vậy, có thể thấy lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của cán bộ, công chức, viên chức đã là lịch cố định còn lịch nghỉ tết của người lao động sẽ linh hoạt dựa vào sự lựa chọn của người sử dụng lao động.
Người dân được bắn pháo hoa loại nào vào Tết Âm lịch 2025?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo Thông tư 14 bao gồm những nội dung như thế nào?
- Quyết định 1334 năm 2024 công bố TTHC thay thế, bãi bỏ lĩnh vực hoạt động xây dựng như thế nào?
- Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu đường bộ từ 1/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài? Tải về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức khảo sát địa chất hạng 2 phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức này có hiệu lực bao lâu?