Hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố để vay nặng lãi có được không? Hiệu trưởng sẽ bị xử lý như thế nào?
Sổ đỏ có được phép mang đi cầm cố tài sản hay không?
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa về sổ đỏ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
…”
Theo đó, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là cơ sở để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai như sau:
“Điều 4. Sở hữu đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Theo đó, đất đai sẽ do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đất.
Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Theo đó, khi cầm cố tài sản thì bên cầm cố buộc phải giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố. Theo quy định của pháp luật về đất đai thì tổ chức, cá nhân không có quyền sở hữu đất. Do đó, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) không thể là tài sản mang đi cầm cố.
Hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố vay nặng lãi có được không? Hiệu trưởng sẽ bị xử lý như thế nào?
Hiệu trưởng mang sổ đỏ đi cầm cố thì giao dịch có được xem là có hiệu lực hay không?
Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
Theo đó, cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi tài sản thuộc sở hữu của người cầm cố. Tuy nhiên, hiệu trưởng không có quyền sở hữu đối với sổ đỏ của nhà trường nên không thỏa mãn về điều kiện cầm cố tài sản. Quy định pháp luật không cho phép cầm cố tài sản không thuộc quyền sở hữu của chính mình.
Do đó, việc hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố thì giao dịch giữa vị hiệu trưởng này và bên nhận cầm cố được xem là giao dịch dân sự vô hiệu.
Hiệu trưởng sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào khi đem sổ đỏ của trường đi cầm cố?
Theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:
“Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, hiệu trưởng là viên chức quản lý nên sẽ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc nếu xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào hành vi sai phạm và hậu quả của hành vi đó để xác định hình thức kỷ luật tương ứng.
Nếu hành vi vi phạm của hiệu trưởng nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì hiệu trưởng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi sử dụng tài sản trái phép theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
"Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?