Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 có hiệu lực từ ngày nào?
- Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 có hiệu lực từ ngày nào?
- Đường biên giới quốc gia trên biển giữa Việt Nam - Campuchia được quy định thế nào tại Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985?
- Theo Luật Biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào?
Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985.
Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn.
Theo đó, căn cứ thông tin tại Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiệp ước bổ sung có hiệu lực từ ngày 06/12/2005.
Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 có hiệu lực từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Đường biên giới quốc gia trên biển giữa Việt Nam - Campuchia được quy định thế nào tại Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985?
Căn cứ Điều 3 Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia về hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 như sau:
Trên biển, hai Bên căn cứ vào Điều 2 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983 và căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 của Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia ký ngày 7 tháng 7 năm 1982, đã thỏa thuận về nguyên tắc hoạch định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử tức là đường biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia như sau:
1. Đường biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước xuất phát từ điểm cuối cùng của đường biên giới trên đất liền (theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 kèm theo Hiệp ước).
2. Đường biên giới quốc gia trên biển tiếp tục đi theo một đường mà hai Bên sẽ thỏa thuận bảo đảm việc chia đảo đúng như Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia đã quy định.
3. Đường biên giới này sẽ đi qua điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước và kéo đến một điểm nằm trên đường ranh giới ngoài của lãnh hải mỗi nước.
4. Hải đồ ký kết chính thức kèm theo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước sẽ là hải đồ của cơ quan đo đạc thủy văn hải quân Pháp in năm 1955 và 1956, tỷ lệ 1/182.650 mang số hiệu 3394 và 5395.
Căn cứ vào những nguyên tắc trên, Ủy ban Liên hợp tiến hành càng sớm càng tốt việc khảo sát thực địa, hoạch định biên giới quốc gia trên biển và soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia.
Như vậy, đường biên giới quốc gia trên biển giữa Việt Nam - Campuchia được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới cũng được đề cập tại Điều 2 Hiệp ước giữa Việt Nam và Campuchia về hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 như sau:
- Trường hợp sông, suối, rạch biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác.
- Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối, rạch biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về chủ quyền của Việt Nam, nếu ở phía Cam-pu-chia thì thuộc về chủ quyền của Cam-pu-chia.
Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói trên.
- Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối, rạch biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối, rạch đó như thế nào.
Theo Luật Biên giới quốc gia, khu vực biên giới trên đất liền được quy định như thế nào?
Căn cứ Luật Biên giới Quốc gia 2003. Tại Điều 6 Luật Biên giới Quốc gia 2003 có quy định về khu vực biên giới như sau:
Điều 6
Khu vực biên giới bao gồm:
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo;
3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 140/2004/NĐ-CP có hướng dẫn: Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?