Hành vi làm giả thẻ sinh viên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Làm giả thẻ sinh viên bị xử lý như thế nào?
Thẻ sinh viên được hiểu là gì?
- Theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT đã khái niệm sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.
- Thẻ sinh viên được cấp cho những người được công nhận là sinh viên (có nghĩa là đã hoàn thành thủ tục nhập học đại học, cao đẳng,..)
- Theo đó, thẻ sinh viên không được xác định là giấy chứng nhận hoặc tài liệu do tổ chức giáo dục phát hành mà chỉ được xem như là loại giấy tờ quản lý nội bộ do mỗi tổ chức giáo dục sử dụng để quản lý sinh viên theo học.
Làm giả thẻ sinh viên có bị xử lý kỷ luật không?
Đối với hành vi làm thẻ sinh viên giả hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung thẻ sinh viên nhằm hỗ trợ thực hiện hành vi học hộ, thi hộ thì chỉ có thể bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo Quy chế ban hành kèm Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT.
Căn cứ Điều 9 Quy chế Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định về hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm:
- Những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
+ Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;
+ Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên:
++ Đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm
++ Vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
+ Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
- Hình thức kỷ luật của sinh viên từ cảnh cáo trở lên phải được lưu vào hồ sơ quản lý sinh viên và thông báo cho gia đình sinh viên. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học, cơ sở giáo dục đại học phải gửi thông báo cho địa phương và gia đình sinh viên biết để phối hợp quản lý, giáo dục.
- Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này Tải về Phụ lục
Như vậy, trường hợp sinh viên có hành vi vi phạm làm giả thẻ sinh viên thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật nêu trên.
Hành vi làm giả thẻ sinh viên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Làm giả thẻ sinh viên bị xử lý như thế nào?(Hình internet)
Hành vi làm giả thẻ sinh viên có phải tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức?
Như đã nêu trên, hành vi làm giả thẻ sinh viên nếu có đủ điều kiện để cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015.
Căn cứ Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm với hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
- Như vậy, thẻ sinh viên không được xem là con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhưng thuộc loại giấy tờ quản lý nội bộ (giấy tờ khác) của cơ quan, tổ chức, cho nên hành vi làm giả thẻ sinh viên nếu đủ điều kiện cấu thành tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị xử lý theo quy định nêu trên.
- Đồng thời, sinh viên có hành vi vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?