Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Cho tôi hỏi hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? - Câu hỏi của chị Tuyết Mai từ Long An

Thế nào là làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng?

Trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19, một số người đã có hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 để qua mặt cơ quan chức năng diễn ra rất phức tạp. Hiện nay, hành vi này vẫn còn đang tiếp diễn nhằm mục đích trục lợi cá nhân

Theo đó, hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy xét nghiệm Covid-19 nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng những phương pháp, mánh khóe của mình để tạo ra một giấy xét nghiệm Covid-19 như thật.

Hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 hoàn thành kể từ khi tạo ra được con dấu, tài liệu, các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, những người này lập các trang Web quảng cáo cho người có nhu cầu nhằm mục đích trục lợi.

Nhưng với sự quan sát tinh vi của các cơ quan chức năng, những hành vi này đã bị phát giác và xử lý theo quy định.

Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị xử phạt như thế nào? Làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? (Hình từ Internet)

Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng bị xử phạt như thế nào?

Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng sẽ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.

Như vậy, trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng

Căn cứ khoản 5 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đồng thời, tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con

Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:

- Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con

Làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa bổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lại bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị xử phạt theo các khung hình phạt sau:

- Khung hình phạt 01:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc làm giả giấy tờ thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Khung hình phạt 02:

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lại bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khung hình sự 03:

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Ngoài những khung hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 được phép làm thêm tối đa 60 giờ trong 01 tháng?
Pháp luật
Tại sao từ ngày 01/3/2022 thân nhân của người đã mất vì dịch Covid-19 lại không còn được nhận hỗ trợ?
Pháp luật
Việc cách ly y tế đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca nhiễm bệnh Covid-19 (F1) được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19 (F1) theo quy định mới nhất có còn là 14 ngày không?
Pháp luật
Từ 0h ngày 27/4/2022, tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh?
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Kế hoạch định hướng công tác Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam năm 2023-2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Covid-19
2,416 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào