Hàng hóa nào bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu là gì?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
- Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
- Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Hàng hóa nào bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định những hàng hóa thuộc trường hợp sau bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;
c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Như vậy theo quy định trên có 03 trường hợp hàng hóa bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Hàng hóa nào bị áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan như sau:
Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
5. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.
Như vậy theo quy định trên mặt hàng thuốc lá nguyên liệu, muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô là những mặt hàng được Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.
Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
2. Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?