Hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với người lái xe ô tô dự kiến thế nào?
Hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với người lái xe ô tô dự kiến thế nào?
Vừa qua, Bộ Công an đã lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe tải. Trong đó, có đề xuất hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với người lái xe ô tô.
Cụ thể, tại điểm u khoản 3 Điều 7 dự thảo Nghị định đề xuất hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với người lái xe ô tô như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
u) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Hiện hành, tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, dự kiến sẽ hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng (nay là 6 đến 8 triệu đồng) đối với người lái xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với người lái xe ô tô dự kiến thế nào? (Hình từ Internet)
Có hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe máy?
Theo điểm p khoản 3 Điều 8 dự thảo Nghị định cũng đề xuất hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe máy như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
p) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Hiện hành, tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở cũng được đề xuất giảm.
Không vi phạm có bị cảnh sát giao thông gọi vào thổi nồng độ cồn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định máy đo nồng độ cồn chỉ được sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, dù người tham gia giao thông không vi phạm nhưng cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người đó dừng xe để kiểm soát giao thông khi thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông hoặc khi có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng về việc dừng phương tiện để kiểm soát hay khi nhận được tin báo, phản ánh, tố giác của người dân về hành vi vi phạm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA thì khi dừng xe, cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát các nội dung bao gồm:
(1) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện,
(2) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của xe,
(3) Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ.
(4) Kiểm soát nội dung khác có liên quan.
Như vậy, khi đã có quyết định, kế hoạch phê duyệt của cấp có thẩm quyền thì dù không có vi phạm giao thông thì cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện thổi nồng độ cồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?