Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực khi nào? Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực tối đa bao nhiêu tháng?
Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
c) Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
d) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
đ) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
e) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá 03 tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá 12 tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình.
Theo đó, khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây, Giấy phép tài nguyên nước sẽ bị đình chỉ hiệu lực:
- Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
- Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
- Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
- Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực khi nào? Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực tối đa bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Giấy phép tài nguyên nước bị đình chỉ hiệu lực tối đa bao nhiêu tháng?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
...
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá 03 tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá 12 tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Như vậy tùy loại giấy phép tài nguyên nước mà thời gian đình chỉ có thể là tối đa 3 tháng hoặc 12 tháng, cụ thể:
- Không quá 03 tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
- Không quá 12 tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Ngoài ra, khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyên và nghĩa vụ của mình.
Trình tự đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 40 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước
1. Khi phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
2. Căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
3. Cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trình tự đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước được quy định như sau:
Bước 1: Khi phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
Bước 2: Căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
Bước 3: Cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Mẫu đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử? Học sinh trung học cơ sở được hút thuốc lá điện tử không?
- Sáp nhập tỉnh: 5 Điều kiện cần phải đảm bảo cho việc sáp nhập tỉnh gồm những nội dung gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau sáp nhập?
- Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759? Quy mô dân số sáp nhập tỉnh ra sao?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 chi tiết?
- Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành độc lập nhưng phải đảm bảo gì? Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm nội dung gì?