Giấy phép sản xuất phân bón bị rách thì còn dùng được không? Có bắt buộc phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép không?
- Có cần phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị rách không?
- Hồ sơ cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng ra sao?
- Nộp hồ sơ cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng ở đâu? Bao nhiêu lâu thì nhận kết quả?
- Phí cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng là bao nhiêu?
Có cần phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị rách không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (Giấy phép sản xuất phân bón) nếu bị mất hoặc hư hỏng thì cần phải thực hiện hồ sơ cấp lại Giấy phép.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ kiểm tra, cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP (Tại đây).
Ngay sau khi cấp lại phép sản xuất phân bón, Cơ quan cấp Giấy phép phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan.
Giấy phép sản xuất phân bón bị rách thì còn dùng được không? Có bắt buộc phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng ra sao?
Hồ sơ cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023.
Cụ thể như sau:
- 01 Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2022/NĐ-CP (Tại đây);
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
Trong đó:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
Nộp hồ sơ cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng ở đâu? Bao nhiêu lâu thì nhận kết quả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, điểm a khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023, cá nhân, tổ chức sản xuất phân bón bị rách Giấy phép sản xuất phân bón sẽ thực hiện hồ sơ cấp lại nộp về Cục Bảo vệ thực vật.
Cụ thể trình tự thực hiện quá trình cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
Trong đó, số lương hồ sơ cần nộp là 01 bộ hồ sơ.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kết quả thực hiện thủ tục:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP (Tại đây).
- Thời hạn hiệu lực: Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
Về thời gian thực hiện thủ tục, điểm d khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023 quy định thời gian thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng như sau:
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân.
Phí cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng là bao nhiêu?
Theo nội dung quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 207/2016/TT-BTC và điểm a khoản 2 tiểu mục I Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023, mức phí cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng được xác định như sau:
- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (trừ cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón): 2.500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
- Phí thẩm định cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 1.200.000 đồng/01 cơ sở/lần.
Như vậy, tùy vào tính chất và phạm vi hoạt động của từng cơ sở sản xuất phân bón khác nhau mà mức phí cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón khi Giấy phép bị hư hỏng sẽ được xác định khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?