Giật hụi là gì? Người giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Giật hụi là gì?
Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Họ, hụi, biêu, phường
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Theo đó, họ, hụi, biêu, phường được gọi chung là họ, đây là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người.
Pháp luật hiện nay không có quy định về khái niệm "Giật hụi" tuy nhiên có thể hiểu thì giật hụi là việc chủ hụi đến ngày giao hụi nhưng lại không giao hụi theo đúng thỏa thuận hoặc người chơi hụi sau khi hốt hụi thì lại không tiếp tục đóng hụi chết.
Giật hụi là gì? Người giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Người có hành vi giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
Theo đó, người có hành vi giật hụi bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi không giao hụi cho các thành viên tại mỗi kỳ mở hụi.
- Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:
+ Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc nhận được tiền hụi mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Nhận được tiền hụi nhưng sử dụng tiền hụi vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại (trường hợp này người vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
Vậy, người có hành vi giật hụi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa 3 triệu đồng hoặc 5 triệu đồng tùy vào các hành vi vi phạm nêu trên.
Văn bản thỏa thuận về dây họ cần có những nội dung gì?
Theo Điều 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP, văn bản thỏa thuận về dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
- Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
- Phần họ;
- Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ;
- Thể thức góp họ, lĩnh họ.
Ngoài các nội dung được trên, văn bản thỏa thuận về dây họ có thể có những nội dung sau đây:
- Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng;
- Lãi suất trong họ có lãi;
- Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ;
- Việc chuyển giao phần họ;
- Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ;
- Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
- Nội dung khác theo thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là những cơ sở nào? Nguyên tắc điều trị?
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?