Giáo viên phải đóng bảo hiểm nào trong 2023? Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu?

Giáo viên phải đóng những loại bảo hiểm nào trong 2023? Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu? Câu hỏi của bạn Kiều ở Phan Thiết.

Những loại bảo hiểm nào giáo viên phải đóng trong năm 2023?

Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Căn cứ tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động là người làm việc theo hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động cụ thể là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó giáo viên tại các trường học công lập hay giáo viên tại các trường tư đều phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đóng bảo hiểm y tế:

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động làm việc từ đủ 3 tháng trở lên, viên chức là những đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế. Do đó giáo viên tại các trường học công lập hay giáo viên tại các trường tư đều phải đóng bảo hiểm y tế.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp:

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, theo quy định nêu trên thi người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó giáo viên tại các trường học công lập hay giáo viên tại các trường tư đều phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Giáo viên phải đóng bảo hiểm nào trong 2023? Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là 10,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Trong đó, tỷ lệ đóng hằng tháng của từng loại bảo hiểm được quy định như sau:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 8%

+ Bảo hiểm y tế: 1,5%

+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

- Mức tiền lương tháng tối đa làm căn cứ đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giáo viên phải đóng bảo hiểm xã hội là 10,5%.

Mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp ưu đãi như sau:

- Mức phụ cấp 25%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh).

- Mức phụ cấp 30%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Mức phụ cấp 35%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Mức phụ cấp 40%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

- Mức phụ cấp 45%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

- Mức phụ cấp 50%:

Áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Lưu ý: Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
9,766 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào