Giao dịch chuyển tiền điện tử nào phải được báo cáo Ngân hàng Nhà nước? Thời gian nộp báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử là khi nào?
- Giao dịch chuyển tiền điện tử nào phải được báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
- Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro đối với các giao dịch đáng ngờ?
- Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trong thời hạn như thế nào?
Giao dịch chuyển tiền điện tử nào phải được báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?
Về định nghĩa chuyển tiền điện tử, căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định chuyển tiền điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử theo yêu cầu của người khởi tạo thông qua tổ chức tài chính nhằm chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại tổ chức tài chính của người thụ hưởng. Người thụ hưởng có thể là người khởi tạo.
Ngoài ra, căn cứ Điều 34 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.
Theo đó, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do hiện nay, do Luật phòng, chống rửa tiền 2022 vừa được ban hành nên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quy định mới này. Tuy nhiên, có thể tham khảo mức giá trị của giao dịch chuyển tiền điện tử phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 35/2013/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-NHNN và khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-NHNN) là:
- Các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên
- Hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Giao dịch chuyển tiền điện tử nào phải được báo cáo Ngân hàng Nhà nước? Thời gian nộp báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử là khi nào?(Hình từ Internet)
Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro đối với các giao dịch đáng ngờ?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử
...
2. Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
Theo đó, đây là một nội dung mới được bổ sung vào Luật phòng, chống rửa tiền 2022.
Quy định này đã yêu cầu đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin.
Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trong thời hạn như thế nào?
Căn cứ Điều 37 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Thời hạn báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo quy định tại Điều 25 và giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại Điều 34 của Luật này trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.
3. Trường hợp phát hiện giao dịch đáng ngờ do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu liên quan đến tội phạm thì đối tượng báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
Theo đó, đối với báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử thì đối tượng báo cáo phải báo cáo trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng dữ liệu điện tử; trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch trong trường hợp báo cáo bằng văn bản giấy.
Luật phòng, chống rửa tiền 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?