Giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Cho tôi hỏi: Giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? - Câu hỏi của anh Trung (Hà Nội)

Giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ Thông tư 3/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tại đây.

Tiêu chuẩn đối với giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định tại Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:

Tiêu chuẩn
1. Giảng viên cao cấp:
a) Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Giảng viên chính:
a) Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Giảng viên:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
b) Có trình độ lý luận chính trị theo quy định.
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
d) Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Như vậy, theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 3/2023/TT-BNV nêu trên thì giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

- Có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

- Có trình độ lý luận chính trị.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức giảng viên đại học.

- Sử dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ theo yêu cầu.

Giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tai Điều 15 Thông tư 3/2023/TT-BNV như sau:

Nhiệm vụ giảng dạy
1. Chuẩn bị giảng dạy:
a) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.
b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.
3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.
4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.
5. Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Như vậy, giảng viên chính tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có 05 nhiệm vụ giảng dạy theo quy định nêu trên.

Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên chính là bao nhiêu giờ?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Thông tư 3/2023/TT-BNV về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
4. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết (45 phút) giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư này.
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức giờ chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều này.

Như vậy, định mức giờ chuẩn giảng dạy trong 01 năm đối với giảng viên chính được xác định là 290 giờ.

Tùy vào tình hình thực tế của đơn vị, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quy định cụ thể định mức giờ chuẩn cho từng giảng viên. Trong đó, định mức giờ chuẩn hông cao hơn hoặc thấp hơn 15% so với định mức 290 giờ theo quy định.

Thông tư 3/2023/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2023

Bồi dưỡng cán bộ công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Kinh phí bồi dưỡng cán bộ công chức được sử dụng để thực hiện vào mục đích gì? Chi tổ chức cho các lớp bồi dưỡng cán bộ công chức trong nước được chi vào những việc nào?
Pháp luật
Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nướcc dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong và ngoài nước phải được sử dụng theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Khi thực hiện kiểm tra công tác bồi dưỡng cán bộ nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra dựa trên những nội dung nào?
Pháp luật
Tiêu chí, phân loại đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 15/06/2023 ra sao?
Pháp luật
Kinh phí dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trong các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được lấy từ những nguồn nào?
Pháp luật
Thủ tục cử công chức viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài ra sao?
Pháp luật
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Tòa án nhân dân thông qua những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng cán bộ công chức
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
582 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng cán bộ công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào