Giải thưởng Khoa học công nghệ cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học gồm có những lĩnh vực nào?
Giải thưởng Khoa học công nghệ cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học gồm có những lĩnh vực nào?
Căn cứ tại Mục 1 Công văn 653/BGDĐT-KHCNMT 2024 quy định lĩnh vực khoa học và công nghệ của Giải thưởng Khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2024 như sau:
- Khoa học tự nhiên: Toán học và thống kê, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật dân dụng, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử và viễn thông, Kỹ thuật thông tin, Kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy, cơ khí động lực, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật vật liệu và luyện kim, Kỹ thuật y học, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ nano, Kỹ thuật chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác.
- Khoa học y, dược: Y học cơ sở, Y học lâm sàng, Dược học, Công nghệ sinh học trong y học, Khoa học y, dược khác.
- Khoa học nông nghiệp: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Khoa học nông nghiệp khác.
- Khoa học xã hội: Tâm lý học, Kinh tế và kinh doanh, Khoa học giáo dục, Xã hội học, Pháp luật, Khoa học chính trị, Địa lý kinh tế và xã hội, Thông tin đại chúng và truyền thông, Khoa học xã hội khác.
- Khoa học nhân văn: Lịch sử và khảo cổ học, Ngôn ngữ học, văn học và văn hóa, Triết học, Báo chí và thông tin, Đạo đức học và tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học nhân văn khác.
Như vậy, Giải thưởng Khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học gồm 6 lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y, dược, Khoa học nông nghiệp, Khoa học xã hội, Khoa học nhân văn.
Giải thưởng Khoa học công nghệ cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học gồm có những lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Công trình của giảng viên trẻ tham gia xét Giải thưởng phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 653/BGDĐT-KHCNMT 2024 đặt ra các điều kiện mà công trình của giảng viên trẻ tham gia xét Giải thưởng Khoa học công nghệ phải đáp ứng đủ như sau:
- Mỗi công trình do 01 giảng viên trẻ chịu trách nhiệm thực hiện chính (là giảng viên cơ hữu của đơn vị tham gia Giải thưởng) và số lượng thành viên tham gia không quá 05 người.
- Công trình đã được nghiệm thu theo quy định.
- Công trình được công bố hoặc được ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ Giải thưởng.
- Công trình chưa nhận hoặc chưa đồng thời gửi tham gia bất kỳ Giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế khác tính đến thời điểm nộp hồ sơ Giải thưởng.
Lưu ý:
- Bài báo khoa học là sản phẩm của công trình tham gia Giải thưởng cần có lời cảm ơn hoặc chú thích là sản phẩm của công trình.
- Không gửi bài báo khoa học tham gia Giải thưởng.
- Giấy xác nhận ứng dụng công trình cần ghi rõ thời gian công trình bắt đầu được đưa vào ứng dụng và phải có xác nhận của đơn vị.
- Biên bản nghiệm thu công trình phải có xác nhận của đơn vị.
Tiêu chí đánh giá Công trình của giảng viên trẻ tham gia xét Giải thưởng Khoa học công nghệ ra sao?
Theo Điều 11 Thông tư 45/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Đánh giá công trình, đề tài tham gia xét Giải thưởng
1. Công trình, đề tài tham gia xét Giải thưởng được đánh giá qua 02 vòng: Vòng sơ khảo và vòng chung khảo.
Theo Điều 13 và Điều 16 Thông tư 45/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chí đánh giá của 2 vòng như sau:
Thang điểm để đánh giá công trình là thang điểm 100 theo các tiêu chí sau:
- Giá trị về khoa học/công nghệ: Công trình có đóng góp mới vào sự phát triển, bổ sung tri thức mới, mở ra hướng nghiên cứu mới hoặc mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, khả thi; đóng góp mới về nhận thức, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận, phân tích bản chất của sự vật hoặc có tính mới về học thuật, phương pháp, lý luận công nghệ, trực tiếp giải quyết được những vấn đề về công nghệ, sáng tạo ra công nghệ mới/giải pháp kỹ thuật mới, tạo ra sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật (điểm tối đa là 40);
- Giá trị về thực tiễn: Công trình có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của ngành, địa phương hoặc ngành giáo dục và đào tạo; có mức độ, thời gian, ảnh hưởng và phạm vi đóng góp cụ thể, rõ ràng, có tính ứng dụng hoặc có sản phẩm công nghệ được chuyển giao trong thực tiễn (điểm tối đa là 45);
- Có sản phẩm công bố khoa học và công nghệ từ kết quả của đề tài (điểm tối đa là 15), cụ thể (chọn 01 trong các sản phẩm):
+ Bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được tính điểm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước hoặc đăng trong kỷ yếu hội thảo, hội nghị quốc gia, quốc tế có phản biện và có mã số ISBN (điểm tối đa là 10);
+ Bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín (điểm tối đa là 15).
+ Sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả, bản quyền tác phẩm,... đã được chứng nhận (điểm tối đa là 15).
Ngoài ra, tiêu chí đánh giá công trình của giảng viên trẻ ở phần chung khảo còn dựa trên phần trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu của giảng viên trẻ thực hiện công trình và trả lời đúng các câu hỏi của thành viên hội đồng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của công trình tại phiên họp hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?