Giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì xử lý thế nào? Giá đề nghị trúng thầu là gì?
Giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 17 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt bằng cách yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:
- Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;
- Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;
- Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.
Trường hợp đáp ứng được các điều kiện trên thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu.
Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.
Bên cạnh đó, theo Điều 88 Luật Đấu thầu 2023 quy khi định xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu thì người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải đảm bảo những nội dung sau:
- Trường hợp phát sinh tình huống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung khác trong hoạt động đấu thầu, người có thẩm quyền, chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý tình huống theo nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
- Việc xử lý tình huống phải căn cứ vào:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn;
+ Tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh.
Giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì xử lý thế nào? Giá đề nghị trúng thầu là gì? (Hình từ Internet)
Giá đề nghị trúng thầu là gì?
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 giải thích giá đề nghị trúng thầu như sau:
Giải thích từ ngữ
13. Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).
Như vậy, giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu.
Giá gói thầu được xác định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP nêu rõ căn cứ xác định giá gói thầu dựa theo một trong các thông tin như sau:
- Dự toán gói thầu được duyệt (nếu có) trong trường hợp pháp luật có quy định về việc lập dự toán hoặc có hướng dẫn về định mức, đơn giá.
Trường hợp chưa đủ điều kiện lập dự toán, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau:
+ Giá trung bình theo thống kê của các dự án, gói thầu đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định;
+ Tổng mức đầu tư hoặc ước tính tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư, dự kiến giá trị dự toán mua sắm;
+ Định mức lương chuyên gia và số ngày công;
+ Các thông tin liên quan khác;
- Nội dung và phạm vi công việc, số lượng chuyên gia, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, mức lương chuyên gia theo quy định của pháp luật (nếu có) và các yếu tố khác;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thời gian tối đa 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm hoặc giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ cần mua sắm để xây dựng giá gói thầu.
Giá thị trường tại thời điểm mua sắm có thể được xác định thông qua tham vấn thị trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Trường hợp trong thời gian 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không có kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự thì có thể xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự của các năm trước đó, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm, giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm.
Khi trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đính kèm danh sách kết quả lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ tương tự trích xuất từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (nếu có);
- Tối thiểu 01 báo giá của hàng hóa, dịch vụ; khuyến khích thu thập nhiều hơn 01 báo giá; trường hợp có nhiều hơn 01 báo giá thì lấy giá trung bình của các báo giá.
Đối với gói thầu mua thuốc; hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho thiết bị y tế: trên cơ sở yêu cầu chuyên môn, chủ đầu tư quyết định các tiêu chí kỹ thuật và tổ chức lấy báo giá.
Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý thiết bị y tế trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công.
Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên, chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thu thập báo giá bảo đảm công khai, minh bạch.
Đơn vị cung cấp báo giá chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng cung cấp của mình và phải bảo đảm việc cung cấp báo giá không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá hoặc nâng khống giá;
- Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;
- Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;
- Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.
Như vậy, căn cứ xác định giá gói thầu là dựa theo một trong số 7 thông tin sau:
- Dự toán gói thầu được duyệt (nếu có);
- Nội dung và phạm vi công việc, số lượng chuyên gia, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, mức lương chuyên gia theo quy định của pháp luật (nếu có) và các yếu tố khác;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thời gian tối đa 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Tối thiểu 01 báo giá của hàng hóa, dịch vụ;
- Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá;
- Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;
- Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?
- Tải mẫu giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới chuẩn Hướng dẫn 12? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?