File sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 mới nhất? Link tải file sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 ở đâu?
File sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 mới nhất? Link tải file sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 ở đâu?
NÓNG: File Sao kê Vietcombank MTTQVN từ ngày 15 đến 23/9
>> Tải File sao kê MTTQ Vietcombank 17 9 2024
>> Tải File sao kê MTTQ Vietcombank 15 9 2024
Ngày 25/9/2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cập nhật số tiền ủng hộ qua Ngân hàng Vietcombank File PDF sao kê ngày 16 9 2024.
File sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 mới nhất:
Xem trực tiếp File sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 mới nhất tiền quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại miền Bắc TẠI ĐÂY.
Đồng thời, có thể Check var file sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 ủng hộ đồng bào miền bắc bị lũ lụt 9899 trang qua các đường link như sau:
(1) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://var.j2team.dev/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://var.j2team.dev/
Bước 2: Nhập một thông tin cơ bản để tra cứu, bao gồm:
- Tên người chuyển khoản: Nhập họ và tên đầy đủ của người đã thực hiện đóng góp.
- Nội dung chuyển khoản: Nhập nội dung ghi trên lệnh chuyển khoản (ví dụ: Ủng hộ miền Trung, Chung tay phòng chống dịch…).
- Số tiền: Nhập chính xác số tiền đã đóng góp.
- Mã giao dịch: Nhập mã giao dịch được cung cấp bởi ngân hàng sau khi chuyển khoản thành công.
(2) Link check var sao kê MTTQ Việt Nam https://tracuusaoke.co/
Bước 1: Truy cập địa chỉ https://tracuusaoke.co/
Bước 2: Chọn ngân hàng Vietcombank hoặc Vietinbank
Bước 3: Nhập một thông tin cơ bản như trên để tra cứu
Lưu ý: Các Link check var sao kê này được phát triển bởi các cá nhân/nhóm độc lập để hỗ trợ người dùng, không phải website chính thức của MTTQ Việt Nam.
File sao kê MTTQ Vietcombank 16 9 mới nhất?
Hình thức kêu gọi đóng góp từ thiện bao gồm những hình thức nào?
Tại Điều 6 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về hình thức kêu gọi, đóng góp tự nguyện như sau:
Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức như sau:
(1) Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt hại.
(2) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi, vận động tổ chức chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước ủng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động Chữ thập đỏ.
(3) Các cơ quan thông tin đại chúng hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố theo quy định của pháp luật.
(4) Các quỹ từ thiện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động.
(5) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
(6) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai kêu gọi, vận động nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
Các tổ chức tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cần phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Công khai đóng góp tự nguyện
1. Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
...
Theo đó, các tổ chức tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Cùng với đó thì, nội dung công khai đóng góp tự nguyện bao gồm:
- Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
- Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
- Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?