Em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba?
Em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba?
Thông tin tham khảo về em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba dưới đây:
MẪU 01 - Em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba
Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” . Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra, tôi đã được nghe bà đọc cho nghe đi nghe lại lâu ca dao, đến bây giờ, nó như một lời nhắc nhở vẫn hằng âm ỉ trong lòng khiến tôi không thể nào quên. Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình. Nhắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vfo.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta. Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên. Là một người con Việt Nam, không ai có thể quên đi cội nguồn của chính mình cũng như quên đi được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3. Câu tục ngữ như một lời nhắn nhủ về nguồn cội cũng như trách nhiệm của mỗi người con của dân tộc đối với truyền thống và sự phát triển của đất nước sau này. |
MẪU 02 - Em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba
Ca dao, tục ngữ là kho tàng trí tuệ dân gian, phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm của người Việt. Trong số đó, câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba” là lời nhắc nhở đầy ý nghĩa về truyền thống uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Trước hết, câu ca dao mở đầu bằng hình ảnh “dù ai đi ngược về xuôi”. Đây là cách nói hình tượng, diễn tả những con người tất bật trong cuộc sống, dù đi xa quê hương, làm ăn nơi đất khách hay xuôi ngược trên mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, dù có bận rộn đến đâu, câu ca dao vẫn nhấn mạnh một điều quan trọng: "Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đây là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng – những người đã dựng nước Văn Lang, đặt nền móng đầu tiên cho đất nước Việt Nam ngày nay. Lời nhắn nhủ trong câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định tinh thần yêu nước, sự gắn kết giữa các thế hệ con cháu với tổ tiên. Đây không chỉ là sự tưởng nhớ mà còn là niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc, là sợi dây gắn kết mọi người Việt Nam, dù ở trong nước hay ngoài nước, cùng hướng về cội nguồn. Như vậy, câu ca dao không chỉ đơn thuần là lời nhắc nhớ về ngày lễ quan trọng mà còn thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. Tinh thần này đã được gìn giữ qua bao thế hệ và trở thành nét đẹp trong văn hóa dân tộc, góp phần củng cố lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của mỗi người Việt Nam. |
*Trên đây là thông tin tham khảo về em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba!
Em hiểu câu ca dao sau như thế nào Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba? (Hình ảnh Internet)
Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025 như sau:
Theo điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10 tháng 3 Âm lịch.
Theo đó, năm 2025 ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương rơi vào thứ hai ngày 07/4/2025. Nếu ngày này là ngày làm việc trong tuần của người lao động thì người lao động sẽ được nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 hưởng nguyên lương 1 ngày và không nghỉ bù.
Nếu ngày Giỗ tổ Hùng Vương 2025 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Tuy nhiên, thường thì ngày nghỉ hằng tuần của người lao động rơi vào thứ 7, chủ nhật trong tuần. Do đó, sẽ có 2 trường hợp như sau:
- Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào thứ 7, chủ nhật thì người lao động được nghỉ 3 ngày từ thứ bảy ngày 5/4/2025 Dương lịch đến hết thứ hai ngày 7/4/2025 Dương lịch.
- Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần tơi vào chủ nhật thì người lao động được nghỉ 2 ngày từ chủ nhật ngày 6/4/2025 Dương lịch đến hết thứ hai ngày 7/4/2025 Dương lịch.
Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ tết có phải chịu thuế TNCN hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Do đó, theo quy định nêu trên thì thu nhập đi làm ngày Lễ, Tết được trả phần cao hơn phần ngày thường thì khoản thu nhập được trả cao hơn đó được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn khoản thu nhập được trả bằng với ngày thường đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết về ngôi nhà trong tương lai bằng tiếng Anh ngắn gọn lớp 6? Viết đoạn văn về ngôi nhà trong tương lai bằng tiếng Anh ngắn gọn?
- Nguồn vốn được ngân hàng nhà nước dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù theo Nghị định 27 là nguồn vốn nào?
- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?