Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi: Quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở được sửa đổi, bổ sung như thế nào?
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở theo Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi là gì?
Theo Điều 10 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải, sửa đổi, bổ sung điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
- Tổ chức, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại Điều 21 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo đó, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình để được công nhận quyền sở hữu nhà ở cần đảm bảo các điều kiện theo đề xuất trên.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi): Quy định về công nhận quyền sở hữu nhà ở được sửa đổi, bổ sung như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Công nhận quyền sở hữu nhà ở như thế nào theo đề xuất mới nhất?
Ghi nhận tại Điều 11 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải, việc công nhận quyền sở hữu nhà ở theo Điều 9 Luật Nhà ở 2014 được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn sở hữu theo thỏa thuận thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu lần đầu;
- Đối với căn hộ chung cư thì cấp Giấy chứng nhận theo thời hạn sở hữu nhà ở; khi hết thời hạn sở hữu thì xử lý theo quy định tại Mục 4 Chương này. (PA1 có quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư)
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà và cấp nhà ở theo pháp luật về xây dựng và ghi rõ thời hạn sở hữu theo quy định của Luật này; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
- Trường hợp nhà ở của hộ gia đình, cá nhân có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng có từ hai căn hộ trở lên đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 74 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định như thế nào?
Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 10 Luật Nhà ở 2014, đề xuất sửa đổi, bổ sung theo Điều 12 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải:
Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 10)
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
........
2. Trường hợp mua căn hộ chung cư (PA1) hoặc trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.
3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
4. Đối với chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì ngoài các quyền quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 1 Điều này còn có các quyền theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
5. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.
Nghĩ vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở được quy định tại Điều 11 Luật Nhà ở 2014, đề suất sửa đổi, bổ sung theo Điều 13 Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) Tải:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 11)
1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
a) Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình;
b) Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
.........
2. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 25 của Luật này; đối với chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì còn phải thực hiện các trách nhiệm quy định tại Mục 2 Chương này.
3. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, khi sở hữu nhà ở, chủ sở hữu và người sử dụng được đảm bảo các quyền và nghĩa vụ theo đề xuất nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?