Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn thì có được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Đối tượng đầu tư công bao gồm những đối tượng gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 quy định về đối tượng đầu tư công như sau:
“Điều 5. Đối tượng đầu tư công
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
5. Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
6. Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư đối với đối tượng quy định tại khoản này.”
Theo đó, đối tượng đầu tư công bao gồm:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tư công được phân loại dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 quy định về phân loại đầu tư công như sau:
“Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.
2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này.”
Theo đó, dự án đầu tư công sẽ được phân loại dựa vào tính chất, dự án đầu tư công hoặc dựa vào mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công.
Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn thì có được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? (Hình từ internet)
Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn thì có được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 19 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về thủ tục từ chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án như sau:
"19. Về các thủ tục từ chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án: Theo quy định của Luật Đầu tư công bắt đầu từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư đến khi có quyết định đầu tư dự án (trong giai đoạn này gồm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định đầu tư dự án), rồi dừng lại và chờ phân bổ vốn thực hiện dự án mới bắt đầu thực hiện các công việc tiếp theo. Do vậy, khi dự án chuyển giai đoạn từ phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư sang thực hiện dự án thì chủ đầu tư mới trình cấp thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án, triển khai thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (đối với thiết kế 2,3 bước), đồng thời triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đấu thầu thi công công trình; đối với những công việc này thì mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Đề nghị xem xét ngay sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư thì các dự án có thể thực hiện các thủ tục như phê duyệt đấu thầu, thiết kế bản vẽ thi công, công tác đền bù giải phóng mặt bằng,...
Trả lời:
- Đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đây là nội dung liên quan đến nhiều Luật như xây dựng, đất đai, đầu tư công, cần nghiên cứu kỹ để bảo đảm tiến độ dự án cũng như tránh thất thoát, lãng phí đất đai, tài nguyên và tạo được sự đồng thuận của người dân. Tại Luật Đầu tư công đã quy định việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập tại bước quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A.
Căn cứ Nghị quyết số 29/2001/QH 15 ngày 28/7/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm tách công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập và một số cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Chính phủ đã có Tờ trình số 520/TTr-CP ngày 15/11/2021 báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về Đề án và dự thảo Nghị quyết thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập và một số cơ chế, chính sách đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ngày 27/11/2021, Văn phòng Quốc hội có Thông báo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội (Thông báo số 283/TB-VPQH) đề nghị Chính phủ: “Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo đúng phạm vi, nội dung được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 29/2001/QH15 và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp. Việc thí điểm (nếu có) chỉ thực hiện đối với một số địa phương, dự án cụ thể và có thời gian, thời hạn cụ thể. Các chính sách liên quan đến quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.”
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp về nội dung này để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
- Đối với việc phê duyệt thiết kế thi công, theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. Vì vậy, tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công là chưa có cơ sở thực hiện.
- Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự án, dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án. Vì vậy, trước khi dự án được phê duyệt quyết định đầu tư có thể lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 34 quy định, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu còn phải căn cứ vào các yếu tố: (i) Nguồn vốn cho dự án; (ii) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi và (iii) Các văn bản pháp lý liên quan.
Do đó, nếu dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, được bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn thì có thể lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và do người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư”
Theo đó, nếu dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, được bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn thì có thể lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và do người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?