Dự án chuyển đổi đất trồng lúa, có cần đánh giá tác động môi trường không? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai?

Dự án chuyển đổi đất trồng lúa, có cần đánh giá tác động môi trường? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai? Câu hỏi của chị Hà Thy đến từ Quảng Bình.

Dự án chuyển đổi đất trồng lúa, có cần đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư
...
4. Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
b) Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định này (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
d) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);
đ) Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.
...

Như vậy theo quy định trên dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai là dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường nên cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Dự án chuyển đổi đất trồng lúa, có cần đánh giá tác động môi trường không? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai?

Dự án chuyển đổi đất trồng lúa, có cần đánh giá tác động môi trường không? Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai? (Hình từ Internet)

Đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm những ai?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định đối tượng tham vấn trong đánh giá tác động môi trường gồm có:

- Đối với cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi tác động môi trường do các hoạt động của dự án gây ra, bao gồm:

+ Cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án.

+ Cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra;

+ Cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án.

+ Cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.

- Đối với cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án.

+ Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý.

+ Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi.

+ cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có); Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có).

Có mấy hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
...
3. Hình thức tham vấn:
a) Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử:
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để tham vấn các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị đăng tải của chủ dự án, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định có trách nhiệm đăng tải nội dung tham vấn. Việc tham vấn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; hết thời hạn tham vấn, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử có trách nhiệm gửi kết quả tham vấn cho chủ dự án;
b) Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến:
Chủ dự án chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức họp tham vấn lấy ý kiến các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trước thời điểm họp ít nhất là 05 ngày. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường kể từ khi nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường cho đến khi kết thúc họp lấy ý kiến.
Chủ dự án có trách nhiệm trình bày nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường tại cuộc họp tham vấn. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp và các phản hồi, cam kết của chủ dự án phải được thể hiện đầy đủ, trung thực trong biên bản họp tham vấn cộng đồng theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
c) Tham vấn bằng văn bản:
Chủ dự án gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến các đối tượng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này kèm theo văn bản tham vấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Các đối tượng được tham vấn bằng văn bản có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn. Trường hợp không có phản hồi trong thời hạn quy định được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
...

Như vậy theo quy định trên có 03 hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường, cụ thể:

- Thứ nhất, tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.

- Thứ hai, tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến.

- Cuối cùng, tham vấn bằng văn bản.

Đánh giá tác động môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đánh giá tác động môi trường có thực hiện đối với dự án yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ hay không?
Pháp luật
Trường hợp nào nhà đầu tư phải đánh giá tác động môi trường? Mỗi dự án đầu tư phải lập bao nhiêu báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền không được cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện vào thời điểm nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Thủ tục môi trường cần thực hiện với dự án đầu tư là thủ tục nào? Nội dung đánh giá tác động môi trường được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử được thực hiện trong bao lâu?
Pháp luật
Việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường bằng hình thức tổ chức họp lấy ý kiến có lập biên bản hay không?
Pháp luật
Khi tham vấn trong đánh giá tác động môi trường bằng hình thức văn bản mà không có phản hồi trong thời hạn quy định thì có được xem là đồng ý không?
Pháp luật
Dự án nào là đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường? Báo cáo đánh giá tác động môi trường cần phải có những nội dung gì?
Pháp luật
Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải đáp ứng tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá tác động môi trường
4,712 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá tác động môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào