Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất? Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản thế nào?
Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất? Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản thế nào?
Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất (Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản) như sau:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất.
*Lưu ý: Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Download mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2025 chuẩn nhất? Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh đơn giản thế nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh khi nào?
Căn cứ theo Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời điểm giao kết hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Như vậy, hợp đồng thuê nhà kinh doanh được giao kết tại thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
Chú ý:
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Khi nào được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng?
Căn cứ theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tuy nhiên, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Chú ý:
+ Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
+ Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
+ Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hướng dẫn thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thế nào?
Căn cứ theo Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản như sau:
- Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
+ Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
+ Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
+ Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
+ Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
- Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
- Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
+ Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
+ Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.
- Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cúng đầu năm là gì? Tại sao cúng đầu năm? Thời điểm cúng đầu năm là mấy giờ? Mùng 1 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải ngày lễ lớn?
- Mẫu Thông báo làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ của công ty? Shipper đi làm thêm ngày Tết thì hưởng lương như thế nào?
- Câu đối Tết 4 chữ, 7 chữ? Mẫu câu đối Tết Ất tỵ hay, ý nghĩa? Tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất tỵ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Tội phản bội Tổ quốc bị xử lý như thế nào? Người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc có bị phạt tù không?
- Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?