Đốt vàng mã gây hỏa hoạn thì người đốt sẽ bị xử lý như thế nào? Đốt vàng mã ở đâu thì không bị cấm?

Xin hỏi, đốt vàng mã gây hỏa hoạn thì người đốt sẽ bị xử lý như thế nào? Đốt vàng mã ở đâu thì không bị cấm? Chú Khánh - Đồng Nai

Đốt vàng mã là hành vi bị cấm phải không?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
...

Từ quy định trên có thể hiểu rằng, luật không cấm hành vi đốt vàng mã tuy nhiên, nếu đốt vàng mã không đúng nơi quy định khi tổ chức lễ hội thì sẽ bị xử phạt hành chính.

đốt vàng

Đốt vàng mã gây hỏa hoạn thì người đốt sẽ bị xử lý như thế nào? Đốt vàng mã ở đâu thì không bị cấm? (Hình từ Internet)

Đốt vàng mã gây hỏa hoạn thì người đốt vàng mã sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 50 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
....
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Đồng thời, tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.

Đồng thời, tại Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
..
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
...
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi đót vàng mã gây hỏa hoạn để xác định người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên.

Đốt vàng mã ở đâu thì không bị cấm?

Thực tế, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy chưa có quy định cụ thể về nơi đốt vàng mã. Tuy nhiên để đảm bảo trong quá trình sử dụng nguồn lửa (trong đó có đốt vàng mã…), tại khoản 3 Điều 5 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013:

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
...
3.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
3b. Cá nhân có trách nhiệm:
a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.

Như vậy, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định nghiêm cấm hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.

Đốt vàng mã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu theo quy định của pháp luật? Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không?
Pháp luật
Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng 7 2024? Tháng 7 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Lưu ý đốt vàng mã cúng rằm tháng 7? Tăng giá hoa quả cúng rằm tháng 7 bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
Pháp luật
Tháng cô hồn là gì? Tháng cô hồn là tháng âm hay dương? Tháng cô hồn 2024 có được nghỉ làm không?
Pháp luật
Tháng cô hồn là tháng mấy năm 2024? Tháng cô hồn 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào dương lịch?
Pháp luật
Ông Công ông Táo là ai? Đốt vàng mã cúng Ông Công ông Táo tại nhà chung cư thì có được hay không?
Pháp luật
Đốt vàng mã gây hỏa hoạn thì người đốt sẽ bị xử lý như thế nào? Đốt vàng mã ở đâu thì không bị cấm?
Pháp luật
Đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 Âm lịch làm cháy nhà hàng xóm thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đốt vàng mã
2,085 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đốt vàng mã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đốt vàng mã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào