Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm những loại đồng tiền nào?
Giao dịch thẻ ngân hàng là gì?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN định nghĩa giao dịch thẻ như sau:
Giao dịch thẻ ngân hàng là việc sử dụng thẻ để gửi, rút tiền mặt, chuyển Khoản, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác do tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ cung ứng.
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm những loại gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ
1. Trên lãnh thổ Việt Nam:
a) Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam;
b) Đối với các giao dịch thẻ khác:
(i) Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ;
(ii) Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các ĐVCNT chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ TCTTT;
c) Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngoài lãnh thổ Việt Nam:
Khi thực hiện giao dịch thẻ ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ thẻ phải thực hiện thanh toán cho TCPHT bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy theo quy định trên đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm có:
- Giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam.
- Đối với các giao dịch thẻ khác:
+ Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam. Trường hợp được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối thì đồng tiền thể hiện trong giao dịch là đồng Việt Nam hoặc đồng Việt Nam và ngoại tệ.
+ Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam. Các ĐVCNT chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ TCTTT.
- Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ theo tỷ giá do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam gồm những loại gì? (Hình từ Internet)
Phí dịch vụ thẻ ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ngân hàng như sau:
- Chỉ tổ chức phát hành thẻ được thu phí của chủ thẻ. Tổ chức phát hành thẻ thu phí theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố.
- Biểu phí dịch vụ thẻ phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại thẻ và dịch vụ thẻ. Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức phát hành thẻ phải phù hợp với quy định của pháp luật, được niêm yết công khai và phải cung cấp cho chủ thẻ trước khi sử dụng và khi có sự thay đổi. Các hình thức thông báo và cung cấp thông tin về phí cho chủ thẻ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Thời gian từ khi thông báo đến khi áp dụng các thay đổi về phí tối thiểu là 07 ngày và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
- Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận về việc thu phí chiết khấu đối với ĐVCNT. Việc chia sẻ phí giữa TCPHT, TCTTT, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức bù trừ điện tử giao dịch thẻ, TCTQT do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Xử lý rủi ro, tổn thất tài sản trong kinh doanh thẻ ngân hàng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định xử lý rủi ro, tổn thất tài sản trong kinh doanh thẻ ngân hàng như sau:
- Tổ chức phát hành thẻ thực hiện việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong kinh doanh thẻ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
- Đối với các loại rủi ro khác trong kinh doanh thẻ, tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ xử lý tổn thất về tài sản phát sinh theo quy định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thẻ ngân hàng bị thu giữ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định thẻ ngân hàng bị thu giữ trong các trường hợp sau:
- Thẻ giả.
- Thẻ sử dụng trái phép.
- Phục vụ công tác Điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
- Các trường hợp thu giữ thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?