Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải hướng dẫn khách hàng sử dụng thế nào theo Thông tư 50/2024?
Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải hướng dẫn khách hàng sử dụng thế nào theo Thông tư 50/2024?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có quy định về hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking như sau:
- Đơn vị phải xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, thiết bị thực hiện các giao dịch điện tử và cung cấp, hưởng dẫn khách hàng sử dụng các quy trình, tài liệu này.
- Đơn vị phải hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ Online Banking, tối thiểu gồm các nội dung sau:
+ Bảo vệ bí mật mã khóa bí mật, mã PIN, OTP và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này;
+ Nguyên tắc thiết lập mã khóa bí mật, mã PIN và thay đổi mã khóa bí mật, mã PIN của tài khoản giao dịch điện tử;
+ Không nên sử dụng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch; không nên sử dụng mạng WIFI công cộng khi sử dụng dịch vụ Online Banking;
+ Không lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật, mã PIN trên các trình duyệt;
+ Thoát khỏi phần mềm ứng dụng Online Banking khi không sử dụng;
+ Nhận dạng và hành động xử lý một số tình huống lừa đảo, giả mạo trang tin điện tử, phần mềm ứng dụng Online Banking;
+ Cài đặt đầy đủ các bản vá lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng Mobile Banking; xem xét cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và cập nhật mẫu nhận diện mã độc mới nhất trên thiết bị cá nhân sử dụng để giao dịch;
+ Lựa chọn các hình thức xác nhận giao dịch có mức độ an toàn, bảo mật theo quy định và phù hợp với nhu cầu của khách hàng về hạn mức giao dịch;
+ Cảnh báo các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Online Banking;
+ Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng Online Banking, phần mềm tạo OTP;
+ Không cài đặt các phần mềm lạ, phần mềm không có bản quyền, phần mềm không rõ nguồn gốc;
+ Thông báo kịp thời cho đơn vị khi phát hiện các giao dịch bất thường;
+ Thông báo ngay cho đơn vị các trường hợp: mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, thiết bị lưu trữ khóa bảo mật tạo chữ ký điện tử, bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo; bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.
- Đơn vị phải cung cấp cho khách hàng thông tin về đầu mối tiếp nhận thông tin, số điện thoại đường dây nóng và chỉ dẫn cho khách hàng quy trình, cách thức phối hợp xử lý các lỗi và sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ Online Banking.
- Đơn vị phải giải thích cho khách hàng về những trường hợp cụ thể đơn vị sẽ liên lạc với khách hàng, cách thức, phương tiện liên lạc trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking.
Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải hướng dẫn khách hàng sử dụng thế nào theo Thông tư 50/2024? (Hình từ internet)
Chế độ báo cáo của các đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có quy định về các đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Công nghệ thông tin) như sau:
- Báo cáo cung cấp dịch vụ Online Banking:
+ Thời hạn gửi báo cáo: Tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi cung cấp chính thức dịch vụ Online Banking;
+ Nội dung báo cáo:
++ Địa chỉ trang tin điện tử hoặc kho ứng dụng cung cấp dịch vụ;
++ Ngày cung cấp chính thức;
++ Các giải pháp kiểm tra khách hàng truy cập dịch vụ Online Banking; các hình thức xác nhận giao dịch áp dụng cho từng loại giao dịch và hạn mức giao dịch (nếu có);
++ Các bản sao chứng nhận về bảo đảm an toàn bảo mật, phòng, chống gian lận, giả mạo quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều 11 Thông tư 50/2024/TT-NHNN.
- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
*Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/1/2025, ngoại trừ những trường hợp sau đây:
- Các điểm b khoản 1 Điều 4, điểm d khoản 9 Điều 7, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
- Các điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2026.
- Các điểm c khoản 5 Điều 11, điểm c khoản 7 Điều 11, điểm b (iv) khoản 1 Điều 20 Thông tư 50/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2026.
Những hành vị nào bị nghiêm cấm trong ngành Ngân hàng?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong ngành ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?