Đối tượng nào sẽ được bảo lưu tiền lương khi cải cách tiền lương từ 07/2024 theo Nghị quyết 27?
Đối tượng nào sẽ được bảo lưu tiền lương khi cải cách tiền lương từ 07/2024 theo Nghị quyết 27?
Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có 36 đơn vị của một số ngành đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ không còn được hưởng chính sách lương đặc thù nữa. Ước tính có khoảng 134.284 cán bộ công chức thuộc các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước này.
Để đảm bảo nguyên tắc "chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng" của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương.
Do vậy, cán bộ công chức viên chức thuộc 36 đơn vị hưởng lương theo chính sách đặc thù nêu trên sẽ được bảo lưu tiền lương khi thực hiện cải cách tiền lương (nếu lương mới thấp hơn tiền lương hiện hưởng).
Đối tượng nào sẽ được bảo lưu tiền lương khi cải cách tiền lương từ 07/2024 theo Nghị quyết 27? (Hình từ Internet)
Các yếu tố để xây dựng bảng lương mới 2024 khi cải cách tiền lương là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về việc xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới đối với cán bộ công chức, lực lượng vũ trang như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, việc xây dựng bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) được thực hiện theo 05 yếu tố chính nêu trên.
Trong đó, nổi bật là việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.
Cơ cấu tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ-TW 2018 ra sao?
Như đã đề cập, theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bỏ cách tính lương dựa trên lương cơ sở và hệ số lương. Khi đó, lương sẽ được tính theo cơ cấu tiền lương mới.
Cụ thể:
(1) Đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang (Khu vực công)
Căn cứ tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trong đó, cơ cấu tiền lương của cán bộ công chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Căn cứ khoản 3.2 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
Nội dung cải cách
...
3.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
...
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
Theo đó, cơ cấu tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?