Đối tượng nào được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ? Giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ do ai cấp?
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
1. Việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; có nội quy, phương án bảo vệ; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm; người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc cung cấp cho các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng pháo hoa nổ chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, phương tiện vận chuyển; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.
Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ bao gồm:
- Văn bản đề nghị, trong đó nêu cụ thể chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, phương tiện vận chuyển.
- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ.
Đối tượng nào được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp pháo hoa nổ thì được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có giấy phép vận chuyển hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền;
b) Người và phương tiện chuyên dùng vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ phải đáp ứng yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
c) Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
d) Không được chở pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, phụ kiện bắn pháo hoa nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết và có phương án bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, mất.
...
Như vậy theo quy định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp pháo hoa nổ thì được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
Đối tượng nào được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ? Giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ do ai cấp? (Hình từ Internet)
Giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ do ai cấp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
...
3. Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, cung cấp phục vụ bắn pháo hoa nổ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Hồ sơ, thủ tục gồm:
a) Hồ sơ đề nghị, gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển, họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện, biển kiểm soát của phương tiện; đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước hoặc giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ. Trường hợp vận chuyển pháo hoa nổ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này thì hồ sơ phải có thêm văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.
Như vậy theo quy định trên Giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có thẩm quyền cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?