Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm? Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức có phải không?

Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm? Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức có phải không? Câu hỏi của cô Ly đến từ Huế.

Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức có phải không?

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Đại biểu Vũ Trọng Kim nêu rõ, với những đồng chí tín nhiệm ở tỉ lệ cao thì cần tiếp tục phát huy những kết quả đã làm được, để xứng đáng trọng trách và Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Tuy nhiên, với người tín nhiệm thấp thì phải có hình thức xử lý xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức.

Các khâu, các việc từ người được lấy phiếu tín nhiệm với bên có quyền ghi phiếu tín nhiệm phải xác định được trách nhiệm của mình theo tinh thần có trách nhiệm cao, trách nhiệm xây dựng và bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, đủ tài, đủ đức, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà Quốc hội, Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, cũng tránh tình trạng làm cho qua loa, hình thức, lãng phí công sức.

Đại biểu Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, công tác quy hoạch, bầu cử, bổ nhiệm cán bộ nằm trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ theo quy hoạch cán bộ của Đảng, Nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm khẳng định lại việc bố trí, sử dụng cán bộ đúng chưa, người đó đã thể hiện được vai trò, nhiệm vụ của mình chưa, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hay chưa? Điều đó thể hiện ở lá phiếu tín nhiệm. Như vậy, góp phần vào việc giúp cơ quan có trách nhiệm có phương án sắp xếp, bố trí lại, hoặc sa thải cán bộ, công chức.

Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm? Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị chí công tác hoặc yêu cầu từ chức có phải không?

Đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm? Người tín nhiệm thấp phải có hình thức xem xét chuyển đổi vị trí công tác hoặc yêu cầu từ chức có phải không? (Hình từ Internet)

Những đối tượng nào được lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định như sau:

Phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm
1. Phạm vi, đối tượng
- Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.
- Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
2. Thành phần ghi phiếu tín nhiệm được quy định cụ thể đối với từng chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Phụ lục 1).
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Như vậy theo quy định trên đối tượng sẽ được tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong hệ thống chính trị bao gồm:

- Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.

- Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.

Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cấp uỷ và chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023 quy định quy trình lấy phiếu tín nhiệm trải qua 03 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm:

Căn cứ kế hoạch của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chuẩn bị các nội dung sau:

- Yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm báo cáo theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định này.

- Tập hợp báo cáo, hồ sơ của người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định và báo cáo giải trình, cung cấp thông tin về nội dung liên quan (nếu có), gửi cho người ghi phiếu trước 15 ngày; các nội dung, vấn đề cần làm rõ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc người ghi phiếu tín nhiệm thì gửi cho người được lấy phiếu tín nhiệm trước 10 ngày lấy phiếu tín nhiệm.

- Chuẩn bị phiếu tín nhiệm ghi danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm và có đóng dấu treo của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định.

- Đề xuất ban kiểm phiếu.

Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm:

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quán triệt về mục đích, yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ theo quy định.

- Bầu ban kiểm phiếu; ban kiểm phiếu tiến hành phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu.

- Cán bộ trong thành phần ghi phiếu và bỏ phiếu vào thùng phiếu theo quy định.

Bước 3: Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm:

- Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và thông báo kết quả kiểm phiếu với hội nghị.

- Biên bản kiểm phiếu được lập thành 3 bản (2 bản gửi cấp trên trực tiếp; 1 bản lưu tại địa phương, cơ quan, đơn vị) và quản lý theo chế độ mật.

- Cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 10 Quy định 96-QĐ/TW năm 2023.

Lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công bố 44 chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ là mẫu nào? Cách viết mẫu phiếu tín nhiệm Cấp ủy Chi bộ? Tải về mẫu?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm phiếu tín nhiệm chỉ định chức vụ? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu tín nhiệm chỉ định chức vụ?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo? Mẫu phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Chủ tịch tỉnh có kết quả lấy phiếu tín nhiệm là tín nhiệm thấp thì hệ quả ra sao? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm chủ tịch tỉnh?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm khác nhau như thế nào? Hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Pháp luật
Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng 01 lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm với người đó ra sao?
Pháp luật
02 tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lấy phiếu tín nhiệm
3,105 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lấy phiếu tín nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lấy phiếu tín nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào