Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng những điều kiện gì để được nhận ưu đãi?
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng những điều kiện gì để được nhận ưu đãi?
- Chính sách tín dụng khuyến khích đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do bất khả kháng thì khoản nợ vay được xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng những điều kiện gì để được nhận ưu đãi?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 quy định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Công nghệ cao 2008 quy định để được ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có đủ các điều kiện sau
- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Theo đó những doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định trên được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Công nghệ cao 2008 (Nội dung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại khoản này được bãi bỏ bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013):
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng những điều kiện gì để được nhận ưu đãi? (Hình từ Internet)
Chính sách tín dụng khuyến khích đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP có nội dung quy định về chính sách tín dụng khuyến khích đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như sau:
Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
...
2. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2a. Doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không thuộc khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
Theo đó, các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có thể được cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án.
Đồng thời, pháp luật cũng quy định hỗ trợ đối với cả doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Có thể được cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án.
Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do bất khả kháng thì khoản nợ vay được xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-NHNN) quy định doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gặp rủi ro do, bất khả kháng thì khoản nợ vay có thể cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới, quy định cụ thể:
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng;
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký;
- Sau thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?